Giáo án bài trừ bằng cách đếm bớt môn toán sách chân trời sáng tạo lớp 1

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Toán phép cộng phép trừ trong phạm vi 10 TRỪ BẰNG CÁCH ĐẾM BỚT (sách học sinh, trang 68) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Toán phép cộng phép trừ trong phạm vi 10

TRỪ BẰNG CÁCH ĐẾM BỚT (sách học sinh, trang 68)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Kiến thức: Nắm được kiến thức về phép trừ bằng cách đếm bớt.

2. Kĩ năng: Thực hiện được phép trừ bằng cách đếm bớt. Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng  và trừ. Quan sát tranh, nói được “câu chuyện” xảy ra phép trừ, viết phép tính liên quan. Làm quen với quan hệ giữa phép cộng và phép trừ trên các trường hợp cụ thể.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; cẩn thận, sáng tạo, hợp tác.

4. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.

5. Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

6. Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; 8 khối lập phương.

                2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; …

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

                1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

                2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 

Hoạt động của giáo viên                Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động (3-5 phút):         

* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên cho cả lớp thực hiện trò chơi “Đố bạn”. Ví dụ: 7 bớt 2; 10 bớt 3; 9 bớt 3.

                – Học sinh thực hiện trò chơi.

2. Bài học và thực hành (23-25 phút):     

* Mục tiêu:Giúp học sinh thực hiện được phép trừ bằng cách đếm bớt. Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng  và trừ. Quan sát tranh, nói được “câu chuyện” xảy ra phép trừ, viết phép tính liên quan. Làm quen với quan hệ giữa phép cộng và phép trừ trên các trường hợp cụ thể.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.

* Cách tiến hành:            

2.1. Giới thiệu cách thực hiện phép trừ bằng cách đếm bớt:        

– Giáo viên giúp học sinh xác định nhiệm vụ.

 

– Giáo viên giúp học sinh quan sát tranh, nói “câu chuyện” phù hợp phép cộng trên theo cấu trúc: Có… Bớt… Còn lại…

– Giáo viên giải thích cách thể hiện phép tính bằng các khối lập phương trong sách học sinh.

– Giáo viên giúp học sinh viết phép tính và giải thích cách tìm kết quả.

 

– Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phép trừ bằng cách đếm bớt: Có 8 hũ mật (đưa thanh 8 khối lập phương cùng màu); bớt 2 hũ mật (che lấp ló hai khối như sách học sinh)

Còn lại mấy hũ mật?

– Giáo viên viết phép tính: 8 – 2 = ?

– Giáo viên hướng dẫn cách đếm:

* Sử dụng khối lập phương:

– Giáo viênchỉ vào cả thanh 8 khối lập phương rồi chỉ lần lượt (từ phải sang trái) 2 khối lập phương bị che “lấp ló”.

* Sử dụng ngón tay:

– Giáo viên làm mẫu (vừa nói, vừa minh hoạ bằng tay)      : Tám, bảy, sáu (bật từng ngón); Nói: 8 bớt 2 còn 6. Viết: 8 – 2 = 6.

– Giáo viên giúp học sinh nhận biết, bớt 2 thì bật 2 ngón tay.        – Học sinh hoạt động nhóm bốn, xác định nhiệm vụ: 8 – 2 = ?

– Học sinh quan sát tranh, nói “câu chuyện” phù hợp phép cộng trên theo cấu trúc: Có… Bớt… Còn lại…

– Học sinh thể hiện phép tính bằng các khối lập phương trong sách học sinh.

– Học sinh đếm hũ mật, khối lập phương, dùng sơ đồ tách – gộp số,… để viết phép tính: 8 – 2 = 6 và giải thích cách tìm kết quả.

– Học sinh lấy ra 8 khối lập phương để trên bàn, thực hiện lần lượt các động tác theo hướng dẫn của giáo viên.

– Học sinh quan sát.

– Học sinh nhận biết, thêm 2 thì bật 2 ngón tay, học sinh làm theo (nhiều lần).

– Học sinh thực hành đếm thêm một số trường hợp (cả lớp đưa tay).

Nghỉ giữa tiết

2.2. Thực hành dùng cách đếm thêm để thực hiện phép cộng:   

– Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện mẫu theo trình tự:

+ Xác định nhiệm vụ (7 – 3 = ?)

+ Học sinh 1: đếm bớt trên các khối lập phương, viết phép tính.

– Giáo viên lấy ra 7 khối lập phương, gắn trên bảng lớp.

– Giáo viên cùng đếm với học sinh (kết hợp thao tác tay): Bảy,Sáu, (tay gạt 1 khối ra khỏi nhóm), Năm, (gạt tiếp 1 khối ra khỏi nhóm), Bốn (gạt tiếp 1 khối ra khỏi nhóm). Nói: 7 bớt 3 còn 4.Viết: 7 – 3 = 4.

+ Học sinh 2: đếm bớt trên ngón tay, viết phép tính.

– Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành theo trình tự mẫu, lưu ý hai học sinh luân phiên đổi vai.            – Học sinh (nhóm đôi) thực hiện mẫu theo trình tự:Xác định nhiệm vụ: 7 – 3 = ?

 

+ Học sinh 1: đếm bớt trên các khối lập phương, viết phép tính.

– Học sinh lấy ra 7 khối lập phương để trên bàn.

– Học sinh cùng đếm (kết hợp thao tác tay).

+ Học sinh 2: đếm bớt trên ngón tay, viết phép tính.

+ Hai học sinh so sánh kết quả, cả lớp đọc phép tính.

– Học sinh thực hành theo trình tự mẫu, luân phiên đổi vai.

 

3. Củng cố (3-5 phút):    

* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức trọng tâm mới học.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.

* Cách tiến hành:            

– Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách trừ bằng cách đếm bớt.              – Học sinh nhắc lại.

4. Hoạt động ở nhà:       

* Mục tiêu: Tạo điều kiện để phụ huynh kết nối việc học tập của học sinh ở trường và ở nhà, giúp cha mẹ hiểu thêm về con em.

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Tự học.

* Cách tiến hành:            

Học sinh về nhà thực hiện lại cách trừ bằng cách đếm bớt cho người thân cùng xem.        – Học sinh thực hiện ở nhà.

Kế hoạch bài dạy

Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Tự nhiên và Xã hội tiết 1 – tuần 15

CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

Leave a Comment