Giaó án địa lý 11 theo CV 5512 phát triển năng lực trọn bộ cả năm

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file 6  Ôn tập giữa kì 2 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Khái quát, hệ thống hóa kiến thức đã học, bao gồm:  – Chủ đề …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

6  Ôn tập giữa kì 2

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

Khái quát, hệ thống hóa kiến thức đã học, bao gồm:

 – Chủ đề Liên Bang Nga.

 – Nhật Bản.

 – Chủ đề Trung Quốc.

2. Năng lực:

 – Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 – Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

3. Phẩm chất:

 – Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Ngày dạy              Lớp        Sĩ số       Ghi chú

                               

3.2. Kiểm tra bài cũ: Xen kẽ trong quá trình học.

3.3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

a) Mục đích: HS nắm được cấu trúc đề kiểm tra.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.

c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân để đặt câu hỏi đối với những nội dung chưa rõ hoặc chưa hiểu.

I. Cấu trúc đề kiểm tra

1. Phần trắc nghiệm khách quan (7,0 điểm)

STT         Nội dung              Số câu

1              Chủ đề Liên Bang Nga     10

2              Nhật Bản              10

3              Chủ đề Trung Quốc          08

Lưu ý: phần kỹ năng được lồng ghép trong các nội dung nêu trên

2. Phần tự luận (3,0 điểm)

Đặc điểm tự nhiên, dân cư – xã hội và kinh tế của Liên Bang Nga, Nhật Bản và Trung Quốc.

d) Tổ chức thực hiện:

 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu cấu trúc đề kiểm tra giữa kì. Yêu cầu HS rà soát lại kiến thức và đưa ra câu hỏi đối với những nội dung lí thuyết chưa nắm rõ hoặc chưa hiểu.

 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 5 phút.

 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS đặt câu hỏi và yêu cầu các HS khác lắng nghe, trả lời, giải thích câu hỏi của bạn.

 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào hoạt động ôn tập.

HOẠT ĐỘNG 2: HƯỚNG DẪN ÔN TẬP

a) Mục đích: HS hệ thống lại kiến thức đã được học.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để hệ thống hóa kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành việc hệ thống hóa kiến thức theo nội dung GV hướng dẫn:

II. Nội dung ôn tập:

1. Lý thuyết:

 – Liên Bang Nga:

 + Tự nhiên, dân cư – xã hội.

 + Kinh tế; Mối quan hệ Việt Nam và LBN.

 – Nhật Bản:

 + Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế.

 + Các ngành kinh tế.

 – Trung Quốc:

 + Tự nhiên, dân cư và xã hội.

 + Kinh tế.

2. Kỹ năng:

 – Nhận xét bảng số liệu.

 – Nhận xét biểu đồ.

 – Xác định nội dung thể hiện của biểu đồ.

 – Chọn dạng biểu đồ.

d) Tổ chức thực hiện:

 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung kiến thức đã học bằng sơ đồ dưới sự hướng dẫn của GV và theo cấu trúc đề kiểm tra.

 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS nhớ lại và hệ thống hoá các kiến thức đã học.

 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Mỗi câu hỏi đại diện HS sẽ trả lời các HS khác nhận xét và bổ sung.

 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

 * Câu hỏi:

 * Trả lời câu hỏi:

d) Tổ chức thực hiện:

 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

a) Mục đích:

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

 * Câu hỏi:

 * Trả lời câu hỏi:

d) Tổ chức thực hiện:

 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

3.4. Củng cố, dặn dò:

 – GV nhấn mạnh những nội dung trọng tâm liên quan đến bài thi.

 – Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập đã ra.

3.5. Hướng dẫn về nhà:

 – Yêu cầu HS làm dàn ý, đề cương vào vở

 – Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập

 – Ôn tập chuẩn bị kiểm tra.

7  Kiểm tra giữa kì 2

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

– Chủ đề Liên Bang Nga.

 – Nhật Bản.

 – Chủ đề Trung Quốc.

2. Năng lực:

 – Năng lực chung: Tổng hợp kiến thức để giải quyết vấn đề.

3. Phẩm chất:

 – Phẩm chất: trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Bút, thước kẻ, giấy nháp.

2. Học liệu: Đề kiểm tra, Atlat.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Ngày dạy              Lớp        Sĩ số       Ghi chú

Tổng số điểm: 10 điểm

                Số câu: 09 TN + 01 TL

3,75 điểm (37,5% tổng số điểm) Số câu: 07 TN + 01 TL

3,25 điểm (32,5% tổng số điểm) Số câu: 06 TN

1,5 điểm (15% tổng số điểm)       Số câu: 06 TN

1,5 điểm (15% tổng số điểm)

B. ĐỀ KIỂM TRA

ĐỀ SỐ 01

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1: Lãnh thổ Liên bang Nga chủ yếu nằm trong vành đai khí hậu nào sau đây?

A. Cận cực.                          B. Ôn đới.           

C. Cận nhiệt.                      D. Ôn đới lục địa.

Câu 2: Ranh giới phân chia lãnh thổ nước Nga thành hai phần phía Đông và phía Tây là sông

A. Vôn – ga.                         B. Lê – na.           

C. Ô – bi.                               D. Ê – nit – xây.

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây thể hiện rõ nhất LB Nga là một đất nước rộng lớn?

A. Nằm ở cả châu Á và châu Âu.

B. Đất nước trải dài trên 11 múi giờ.

C. Giáp nhiều biể và nhiều nước châu Âu.             

D. Có nhiều kiểu khí hậu khác nhau.

Câu 4: Biện pháp quan trọng nhất giúp Liên bang Nga vượt qua khủng khoảng, dần ổn định và đi lên sau năm 2000 là

A. nâng cao đời sống cho nhân dân.        

B. phát triển các ngành công nghệ cao.

C. xây dựng nền kinh tế thị trường.         

D. cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây là không đúng với phần phía Đông của LB Nga?

A. Phần lớn là núi và cao nguyên.             

B. Có nguồn khoáng sản và lâm sản lớn.

C. Có trữ năng thủy điện lớn.     

D. Có đồng bằng Đông Âu tương đối cao.

Câu 6: Vùng Trung ương có đặc điểm nổi bật là

A. Vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất.

B. Có dải đất đen phì nhiêu, thuận lợi phát triển nông nghiệp.

C. Công nghiệp phát triển, nông nghiệp hạn chế.

D. Phát triển kinh tế để hội nhập vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khó khăn, biến động về kinh tế của Liên bang Nga đầu thập niên 90 của thế kỉ XX là

A. tình hình chính trị bất ổn định.             

B. sự khó khăn về mặt khoa học.

C. tình trạng dân Nga ra nước ngoài.       

D. bị các nước phương Tây cô lập.

Câu 8: Ở LB Nga chủ yếu là rừng lá kim vì

A. nằm trong vành đai ôn đới.    

B. nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt.

C. là đồng bằng màu mỡ.             

D. là cao nguyên rộng lớn.

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tình hình của LB Nga sau khi Liên bang Xô viết tan rã?

A. Tình hình chính trị, xã hội ổn định.      

B. Tốc độ tăng trưởng GDP âm.

C. Sản lượng các ngành kinh tế giảm.      

D. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Câu 10: Cho bảng số liệu:

Năm      1991       1995       2000       2005       2010       2015

Số dân  148,3     147,8     145,6     143,0     143,2     144,3

Theo bảng số liệu, để thể hiện số dân của LB Nga giai đoạn 1991 – 2015, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Kết hợp.                         B. Cột.  

C. Đường.                            D. Miền.

Câu 11: Sông ngòi Nhật Bản có đặc điểm nào sau đây?

A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đều trên cả nước.

B. Chủ yếu là các sông nhỏ, ngắn, dốc, có giá trị thủy điện.

C. Có nhiều sông lớn bồi tụ những đồng bằng phù sa màu mỡ.

D. Các sông có giá trị tưới tiêu nhưng không có giá trị thủy điện.

Câu 12: Phát biểu không đúng về đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản là

A. có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.         

B. nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, ít mưa.

C. địa hình chủ yếu là đồi núi, nhiều núi lửa.        

D. có nhiều thiên tai động đất, núi lửa, sóng thần.

Câu 13: Loại khoáng sản nào sau đây có trữ lượng lớn nhất ở Nhật Bản?

A. Than đá và đồng.                        B. Than và sắt.  

C. Dầu mỏ và khí đốt.                     D. Than đá và dầu khí.

Câu 14: Những hoạt động kinh tế nào có vai trò hết sức to lớn trong ngành dịch vụ của Nhật Bản?

A. Du lịch và thương mại.              B. Thương mại và tài chính.

C. Bảo hiểm và tài chính.               D. Đầu tư ra nước ngoài.

Câu 15: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây làm cho nông nghiệp giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?

A. Diện tích đất nông nghiệp nhỏ.             B. Tỉ trọng rất nhỏ trong GDP.

C. Lao động chiếm tỉ trọng thấp. D. Điều kiện sản xuất khó khăn.

Câu 16: Diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm dần do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Nhu cầu trong nước giảm.       B. Diện tích đất nông nghiệp ít.

C. Thay đổi cơ cấu cây trồng.       D. Thiên tai thường xuyên xảy ra.

Câu 17: Nhật Bản tích cực ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhằm

A. tự chủ nguồn nguyên liệu cho công nghiệp.    

B. tạo ra nhiều sản phẩm thu lợi nhuận cao.

C. đảm bảo nguồn lương thực trong nước.          

D. tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Câu 18: Điều kiện thuận lợi chủ yếu để Nhật Bản phát triển đánh bắt hải sản là

A. có nhiều ngư trường rộng lớn.             

B. có truyền thống đánh bắt lâu đời.

C. ngư dân có nhiều kinh nghiệm.            

D. công nghiệp chế biến phát triển.

Câu 19: Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM

Đơn vị: tỉ USD

Năm      1995       2005       2010       2015

Xuất khẩu            443,1     594,9     857,1     773,0

Nhập khẩu          335,9     514,9     773,9     787,2

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2017)

Để thể hiện giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1995 – 2015, biểu đồ nào sau đây là thích hợp?

A. Miền.                               B. Đường.           

C. Cột.                  D. Tròn.

Câu 20: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là

A. lương thực, thực phẩm, mĩ phẩm.      

B. lương thực, thực phẩm, máy móc.

C. lương thực, thực phẩm, năng lượng. 

D. thực phẩm, dược phẩm, năng lượng.

Câu 21: Tỉ suất gia tăng dân số tư nhiên của Trung Quốc ngày càng giảm là do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Tiến hành chính sách dân số triệt để.

B. Sự phát triển nhanh của y tế, giáo dục.

C. Sự phát triển nhanh của nền kinh tế. 

D. Người dân không muốn sinh nhiều con.

Câu 22: Chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào 5 ngành chính nào sau đây?

A. Chế tạo máy, dệt may, hóa chất, sản xuất ô tô và xây dựng.

B. Chế tạo máy, điện tử, hóa chất, sản xuất ô tô và luyện kim.

C. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và luyện kim.

D. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.

Câu 23: Tác động tiêu cực nhất của chính sách dân số rất triệt để ở Trung Quốc là

A. làm tăng tình trạng bất bình đẳng giới.             

B. mất cân bằng giới tính nghiêm trọng.

C. mất cân bằng trong phân bố dân cư.  

D. tỉ lệ dân cư nông thôn giảm mạnh.

Câu 24: Vùng nông thôn ở Trung Quốc phát triển mạnh ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Dệt may.                         B. Cơ khí.            

C. Điện tử.                           D. Hóa dầu.

Câu 25: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU DÂN SỐ TRUNG QUỐC PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN NĂM 2005 VÀ 2014

(Đơn vị: %)

Năm      2005       2014

Thành thị             37,0        54,5

Nông thôn           63,0        45,5

 (Nguồn: Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kê 2016)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu dân số Trung Quốc phân theo thành thị và nông thôn năm 2005 và năm 2014?

A. Tỷ lệ dân thành thị có xu hướng tăng.

B. Tỷ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng.

C. Tỷ lệ dân thành thị luôn ít hơn dân nông thôn.              

D. Tỷ lệ dân nông thôn và thành thị không thay đổi.

Câu 26: Giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc không có sự khác biệt rõ rệt về

A. khí hậu.                           B. địa hình.        

C. diện tích.                         D. Sông ngòi.

Câu 27: Cho biểu đồ:

 

SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT, NHÂP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 1985 – 2012

(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê năm 2013, NXB Thống kê 2014)

Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2012?

A. Luôn xuất siêu.            B. Luôn nhập siêu.

C. Năm 1985 xuất siêu.  D. Năm 2012 xuất siêu.

Câu 28: Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC

(Đơn vị: %)

Năm      2004       2010       2015

Xuất khẩu            51,4        53,1        57,6

Nhập Khẩu          48,6        46,9        42,4

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016, NXB Thống kê 2017)

Để thể hiện giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2015, theo bảng số liệu, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Miền.                               B. Cột.  

C. Đường.                            D. Tròn.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm): Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế – xã hội Nhật Bản.

Câu 2 (1,5 điểm): Trình bày đặc điểm tự nhiên miền Đông Trung Quốc.

 

ĐỀ SỐ 02

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1: Ranh giới tự nhiên giữa hai châu lục Á – Âu trên lãnh thổ Liên bang Nga là

A. sông Vonga.                  B. sông Ô bi.      

C. núi Capcat.                     D. dãy Uran.

Câu 2: Lãnh thổ LB Nga không có kiểu khí hậu nào sau đây?

A. Cận cực giá lạnh.                         B. Ôn đới hải dương.     

C. Ôn đới lục địa.                              D. Cận nhiệt đới.

Câu 3: LB Nga giáp với các đại dương nào sau đây?

A. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.   

B. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.

C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.   

D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Câu 4: Ngành công nghiệp nào của Liên bang Nga được xác định là ngành mũi nhọn, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước?

A. Hàng không, vũ trụ.                    B. Khai thác dầu khí.       

C. Luyện kim màu.                           D. Hóa chất, cơ khí.

Câu 5: Vùng U – ran của LB Nga thuận lợi để phát triển những ngành nào sau đây?

A. Chế biến dầu mỏ và khí tự nhiên.         B. Chế biến gỗ và dệt may.

C. Đóng tàu và chế biến thực phẩm.         D. Khai khoáng và chế tạo máy.

Câu 6: Rừng của Liên bang Nga tập trung chủ yếu ở

A. phần lãnh thổ phía Tây.            B. vùng núi U – ran.

C. phần lãnh thổ phía Đông.        D. Đồng bằng Tây Xi bia.

Câu 7: Một trong những nguyên nhân về mặt xã hội đã làm giảm sút khả năng cạnh tranh của Liên bang Nga trên thế giới là

A. tỉ suất gia tăng dân số thấp.    B. thành phần dân tộc đa dạng.

C. dân cư phân bố không đều.    D. tình trạng chảy máu chất xám.

Câu 8: Lúa mì được phân bố nhiều ở vùng trung tâm đất đen và phía nam đồng bằng Tây Xi – bia của LB Nga chủ yếu do

A. đất đai màu mỡ, khí hậu ấm.

B. đất đai màu mỡ, sinh vật phong phú.

C. đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào.              

D. khí hậu ấm, nguồn nước dồi dào.

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tình hình của LB Nga sau khi Liên bang Xô viết tan rã?

A. Tình hình chính trị, xã hội ổn định.      

B. Tốc độ tăng trưởng GDP âm.

C. Sản lượng các ngành kinh tế giảm.      

D. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Câu 10: Cho bảng số liệu:

Năm      1991       1995       2000       2005       2010       2015

Số dân  148,3     147,8     145,6     143,0     143,2     144,3

Theo bảng số liệu, để thể hiện số dân của LB Nga giai đoạn 1991 – 2015, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Kết hợp.                         B. Cột.  

C. Đường.                            D. Miền.

Câu 11: Dân số Nhật Bản không có đặc điểm nào sau đây?

A. Dân cư tập trung ở các thành phố ven biển.   

B. Tỉ lệ người già ngày càng cao.

C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp.

D. Quy mô dân số ngày càng tăng nhanh.

Câu 12: Thiên tai gây thiệt hại lớn nhất đối với Nhật Bản là

A. bão.                  B. vòi rồng.        

C. sóng thần.                      D. động đất, núi lửa.

Câu 13: Ngành công nghiệp được coi là ngành mũi nhọn của Nhật Bản là

A. chế tạo xe máy.                           B. xây dựng.      

C. sản xuất điện tử.                         D. tàu biển.

Câu 14: Những năm 1973 – 1974 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản giảm sút mạnh là do

A. khủng hoảng tài chính trên thế giới.   

B. khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới.

C. sức mua thị trường trong nước yếu.  

D. thiên tai động đất, sóng thần sảy ra nhiều.

Câu 15: Nguyên nhân chính tạo ra những sản phẩm mới làm cho công nghiệp Nhật Bản có sức cạnh tranh trên thị trường là

A. áp dụng kĩ thuật mới, mua bằng sáng chế.      

B. duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng.

C. tập trung cao độ vào ngành then chốt.              

D. chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp.

Câu 16: Ý nào sau đây không phải là hậu quả của xu hướng già hóa dân số ở Nhật Bản?

A. Thiếu lao động bổ sung.          

B. Chi phí phúc lợi xã hội nhiều.

C. Lao động có nhiều kinh nghiệm.          

D. Chiến lược kinh tế – xã hội bị ảnh hưởng.

Câu 17: Ngoại thương của Nhật Bản có vai trò to lớn trong nền kinh tế chủ yếu là do

A. thực hiện việc hợp tác phát triển với nhiều quốc gia.

B. nền kinh tế gắn bó chặt chẽ với thị trường thế giới.

C. nhu cầu về hàng hóa nhập ngoại của người dân cao.

D. hoạt động đầu tư ra các nước ngoài phát triển mạnh.

Câu 18: Nhân tố nào sau đây là chủ yếu làm cho giao thông vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh mẽ?

A. Nhu cầu của hoạt động xuất, nhập khẩu lớn.  

B. Đất nước quần đảo, có hàng vạn đảo lớn nhỏ.

C. Nhu cầu đi nước ngoài của người dân cao.      

D. Đường bờ biển dài, có nhiều vịnh biển sâu.

Câu 19: Cho bảng số liệu sau:

GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN QUA CÁC NĂM

Đơn vị: tỉ USD

Năm      1995       2005       2010       2015

Xuất khẩu            443,1     594,9     857,1     773,0

Nhập khẩu          335,9     514,9     773,9     787,2

(Nguồn: Niên giám thống kê, 2017)

Để thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1995 – 2015, biểu đồ nào sau đây là thích hợp?

A. Miền.                               B. Đường.           

C. Cột.                  D. Tròn.

Câu 20: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản là

A. lương thực, ôtô, tàu biển.      

B. tàu biển, ôtô, dược phẩm.

C. tàu biển, ôtô, sản phẩm tin học.           

D. thực phẩm, dược phẩm, sản phẩm tin học.

Câu 21: Biên giới Trung Quốc với các nước chủ yếu là

A. núi cao và hoang mạc.               B. núi thấp và đồng bằng.

C. đồng bằng và hoang mạc.        D. núi thấp và hoang mạc.

Câu 22: Chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào 5 ngành chính nào sau đây?

A. Chế tạo máy, dệt may, hóa chất, sản xuất ô tô và xây dựng.

B. Chế tạo máy, điện tử, hóa chất, sản xuất ô tô và luyện kim.

C. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và luyện kim.

D. Chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.

Câu 23: Thành tựu của chính sách dân số triệt để của Trung Quốc là

A. giảm tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.

B. làm tăng chênh lệch cơ cấu giới tính.

C. làm tăng số lượng lao động nữ giới.   

D. giảm quy mô dân số của cả nước.

Câu 24: Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của Trung Quốc phát triển mạnh dựa trên lợi thế chủ yếu nào sau đây?

A. Thu hút được rất nhiều vốn, công nghệ từ nước ngoài.

B. Có nhiều làng nghề với truyền thống sản xuất lâu đời.

C. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng.

D. Nguồn lao động đông đảo, thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 25: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU DÂN SỐ TRUNG QUỐC PHÂN THEO THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN NĂM 2005 VÀ 2014

(Đơn vị: %)

Năm      2005       2014

Thành thị             37,0        54,5

Nông thôn           63,0        45,5

 (Nguồn: Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kê 2016)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu dân số Trung Quốc phân theo thành thị và nông thôn năm 2005 và năm 2014?

A. Tỷ lệ dân thành thị có xu hướng tăng.

B. Tỷ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng.

C. Tỷ lệ dân thành thị luôn ít hơn dân nông thôn.              

D. Tỷ lệ dân nông thôn và thành thị không thay đổi.

Câu 26: Giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc không có sự khác biệt rõ rệt về

A. khí hậu.                           B. địa hình.        

C. diện tích.                         D. Sông ngòi.

Câu 27: Cho biểu đồ:

 

SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU XUẤT, NHÂP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 1985 – 2012

(Nguồn số liệu: Niên giám thống kê năm 2013, NXB Thống kê 2014)

Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2012?

A. Luôn xuất siêu.            B. Luôn nhập siêu.

C. Năm 1985 xuất siêu.  D. Năm 2012 xuất siêu.

Câu 28: Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC

(Đơn vị: %)

Năm      2004       2010       2015

Xuất khẩu            51,4        53,1        57,6

Nhập Khẩu          48,6        46,9        42,4

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2016, NXB Thống kê 2017)

Để thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985 – 2015, theo bảng số liệu, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Miền.                               B. Cột.  

C. Đường.                            D. Tròn.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm): Phân tích những thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số già đối với sự phát triển kinh tế – xã hội Nhật Bản.

Câu 2 (1,5 điểm): Trình bày đặc điểm tự nhiên miền Tây Trung Quốc.

C. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ SỐ 01

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 ĐIỂM)

Câu        1              2              3              4              5              6              7              8              9              10           11           12           13           14

ĐA          B             D             B             C             D             A             A             A             A             B             B             B             A             B

Câu        15           16           17           18           19           20           21           22           23           24           25           26           27           28

ĐA          D             C             D             A             C             C             A             D             B             A             A             C             D             B

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

Câu        Đáp án  Điểm

1              Phân tích những thuận lợi và khó khăn của dân cư với sự phát triển kinh tế – xã hội Nhật Bản.

a. Thuận lợi:

Là quốc đảo nằm ở TBD nên thuận lợi cho giao lưu và phát triển một số ngành kinh tế: vận tải biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển…

b. Khó khăn:

 – Nằm cách biệt với các quốc gia khác;

 – Nằm trong khu vực có nhiều thiên tai, đặc biệt là động đất, núi lửa, sóng thần. 1,5

2              Trình bày đặc điểm tự nhiên miền Đông Trung Quốc.

 – Giới hạn: Từ kinh tuyến 1050Đ về phía Đông.

 – Địa hình: Thấp: ĐB (từ B – N có 4 ĐB lớn), đồi thấp

 – Khí hậu: Cận nhiệt gió mùa (N) và ôn đới gió mùa ở phía B, mùa hạ mưa nhiều

 – Thủy văn: Phần lớn là trung và hạ lưu các sông

 – Thổ nhưỡng: Đất phù sa, đất hoàng thổ (đất lớt)

 – Khoáng sản: Giàu KL màu, khoáng sản năng lượng         1,5

ĐỀ SỐ 02

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 ĐIỂM)

Câu        1              2              3              4              5              6              7              8              9              10           11           12           13           14

ĐA          D             D             B             B             A             C             D             A             A             B             D             D             C             B

Câu        15           16           17           18           19           20           21           22           23           24           25           26           27           28

ĐA          A             C             B             A             A             C             A             D             A             D             A             C             D             D

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

Câu        Đáp án  Điểm

1              Phân tích những thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số già đối với sự phát triển kinh tế – xã hội Nhật Bản.

a. Thuận lợi:

Xã hội phát triển ổn định, chất lượng cuộc sống được nâng cao

b. Khó khăn:

 – Thiếu lực lượng lao động.

 – Chi phí phúc lợi xã hội cao.       1,5

2              Trình bày đặc điểm tự nhiên miền Tây Trung Quốc.

 – Giới hạn: Từ kinh tuyến 1050Đ về phía Tây.

 – Địa hình: Cao: Gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.

 – Khí hậu: Ôn đới lục địa khắc nghiệt

 – Thủy văn: Phần lớn là thượng lưu các sông.

 – Thổ nhưỡng: Đất núi cao khô cằn

 – Khoáng sản: Giàu khoáng sản: than, dầu mỏ, quặng sắt, đồng, chì…       1,5

3.4. Nhận xét, đánh giá:

 – GV: Nhận xét, đánh giá tiết kiểm tra.

 – Rút kinh nghiệm

3.5. Hướng dẫn về nhà:

 – Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu về địa lí khu vực và các quốc gia.

 

8 Khu vực Đông Nam Á

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 – Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á

 – Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.

 – Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.

 – Ghi nhớ địa danh: Tên của 11 quốc gia Đông Nam Á

 – Trình bày và giải thích được một số đặc điểm kinh tế

 – Hiểu được mục tiêu của hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN); cơ chế hoạt động, một số hợp tác cụ thể trong kinh tế, văn hóa; thành tựu và thách thức của các nước thành viên.

 – Hiểu được sự hợp tác đa dạng của Việt Nam với các nước trong hiệp hội.

2. Năng lực:

 – Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 – Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

3. Phẩm chất:

 – Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.

2. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Ngày dạy              Lớp        Sĩ số       Ghi chú

                               

3.2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

3.3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

a) Mục đích: HS nhận biết được các đặc trưng của khu vực Đông Nam Á.

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.

c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.

d) Tổ chức thực hiện:

 – Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu một số hình ảnh đặc trưng của khu vực Đông Nam Á và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đây là khu vực nào? Em có hiểu biết gì về khu vực này?

 – Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

 – Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 – Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á

a) Mục đích: HS biết và hiểu được các đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á

b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

A. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

I. Tự nhiên

1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

 – Đông Nam Á nằm ở ĐN của Châu Á,, là cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô – trây – li – a, tiếp giáp với hai đại dương lớn (Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương).

 – ĐNA bao gồm hệ thống các bán đảo, đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh biển với tổng diện tích 4, 5<

Leave a Comment