Giáo án Vật Lý 7 soạn theo CV 5512 phát triển năng lực trọn bộ cả năm 2021-2022

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file  ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:  – Hiểu được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. – Hiểu được …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

 ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
– Hiểu được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
– Hiểu được định luật phản xạ ánh sáng, nhận biết và vẽ được tia phản xạ, tia tới, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ trong thí nghiệm.
– Biết biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ.
2. Kỹ năng: 
– Làm TN để nghiên cứu đường đi các tia phản xạ trên gương.
– Biết cách xác định các tia phản xạ, tia tới, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ trong thí nghiệm.
– Biết vận dụng định luật phản xạ ánh sáng để thay đổi hướng đi của tia sáng theo ý mình.
3. Thái độ:
– Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận khi TN.
– Có tinh thần hợp tác.
4. Các năng lực có thể hình thành cho học sinh:  
– Năng lực tự học: đọc tài liệu để tìm hiểu kiến thức trong bài; ghi chép cá nhân.
– Năng lực nêu và giải quyết vấn đề, sáng tạo.
– Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
– Năng lực trình bày và trao đổi thông tin: trình bày báo cáo trước lớp.
– Năng lực thực hành thí nghiệm: hợp tác để làm thí nghiệm; rèn luyện tác phong làm khoa học thực nghiệm.
 
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 1 gương phẳng có giá đỡ, đèn pin có khe, tờ giấy kẻ ô vuông, thước đo góc.
2. Học sinh: Thước kẻ, thước đo góc, vở bài tập.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
   1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:
Tên hoạt động Phương pháp thực hiện Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động – Dạy học nghiên cứu tình huống.
– Dạy học hợp tác. – Kĩ thuật đặt câu hỏi
– Kĩ thuật học tập hợp tác
B. Hoạt động hình thành kiến thức – Dạy học theo nhóm.
– Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
– Thuyết trình, vấn đáp. – Kĩ thuật đặt câu hỏi
– Kĩ thuật học tập hợp tác
– Kỹ thuật “bản đồ tư duy”
C. Hoạt động luyện tập – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
– Dạy học theo nhóm. – Kĩ thuật đặt câu hỏi
– Kĩ thuật học tập hợp tác
 
D. Hoạt động vận dụng – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. – Kĩ thuật đặt câu hỏi
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng – Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. – Kĩ thuật đặt câu hỏi
……
 
2. Tổ chức các hoạt động
Tiến trình hoạt động
Hoạt  động của giáo viên và học sinh Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG  (5 phút)
1. Mục tiêu: 
Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
2. Phương pháp thực hiện:
– Hoạt động cá nhân, chung cả lớp.
3. Sản phẩm hoạt động
4. Phương án kiểm tra, đánh giá.
– Học sinh đánh giá.
– Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: 
+ Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng. 
+ Khi nào xảy ra hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
+ Tại sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm âm lịch.
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– Học sinh: làm việc cá nhân để trả lời yêu cầu của GV.
– Giáo viên: theo dõi câu trả lời của HS để giúp đỡ khi cần.
– Dự kiến sản phẩm:
*Báo cáo kết quả: HS trình bày trước lớp.
*Đánh giá kết quả:
– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
– Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
GV ĐVĐ: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo một đường thẳng. Nhưng nếu trên đường truyền ánh sáng gặp một vật cản nhẵn bóng (mặt gương) thì ánh sáng truyền đi như thế nào? Quan hệ giữa các tia sáng như thế nào? Từ nhiều thí nghiệmthí nghiệm người ta đã rút ra được định luật phản xạ ánh sáng.Ta nghiên cứu bài học hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Nghiên cứu sơ bộ tác dụng củ gương phẳng. (7 phút)
1. Mục tiêu: Hiểu được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. Biết được đường đi tia sáng phản xạ trên gương phẳng
2. Phương thức thực hiện:
– Hoạt động cá nhân.
3. Sản phẩm hoạt động:
– Phiếu học tập cá nhân: 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
– Học sinh tự đánh giá./- Học sinh đánh giá lẫn nhau./- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ: Cho HS quan sát gương, kiểm tra trên vật thật.
? Mặt gương soi có đặc điểm gì? Soi vào gương thấy gì?
? Lấy một số VD trong thực tế có đặc điểm như gương phẳng. (C1)
– Học sinh tiếp nhận: 
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
 – Học sinh: Nghiên cứu nội dung bài để trả lời.
– Giáo viên: Theo dõi, uốn nắn khi cần.
– Dự kiến sản phẩm: cột nội dung.
*Báo cáo kết quả: (cột nội dung)
*Đánh giá kết quả:
– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
– Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:
I. Gương phẳng.
Gương phẳng: Mặt nhẵn, phẳng có ảnh trong gương.
Ảnh của vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.
C1.
Mặt kính cửa sổ, mặt nước, mặt tường ốp, gạch men nhẳn bóng, kim loại nhẵn, tấm gỗ phẳng . . 
 
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm về sự phản xạ ánh sáng, tìm quy luật về sự đổi hướng của tia sáng khi gặp gương phẳng. (15 phút)
1. Mục tiêu: Hiểu được định luật phản xạ ánh sáng, nhận biết và vẽ được tia phản xạ, tia tới, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ trong thí nghiệm.Biết biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ.
2. Phương thức thực hiện:
– Hoạt động  nhóm:
3. Sản phẩm hoạt động: 
– Phiếu học tập của nhóm: 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
– Học sinh tự đánh giá./- Học sinh đánh giá lẫn nhau./- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
– Giáo viên yêu cầu: 
+ Đọc Sgk, quan sát hình 4.2, thảo luận nhóm để nêu dụng cụ thí nghiệm, nêu cách bố trí thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm?
+ Khi chiếu tia tới đi là là mặt phẳng đặt xuống góc với gương thì có hiện tượng gì xảy ra?
+ Yêu cầu HS làm thí nghiệm  theo nhóm và trả lời C2.
+ Đường pháp tuyến tại điểm I (điểm tới) là đường như thế nào?
+ Mặt phẳng chứa tia SI và IN có chứa IR không? Phương (hướng truyền) của tia phản xạ và tia tới so với nhau như thế nào?
+ Đọc Sgk và cho biết góc tới và góc phản xạ như thế nào? Được ký hiệu ra sao?
+ Các nhóm làm thí nghiệm kiểm tra, ghi kết quả. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
+ Vẽ hình vào vở (Chú ý phương của hai tia phụ thuộc vào i’ = i)
+ Vận dụng kiến thức để làm C3 trên hình vừa vẽ.
– Học sinh tiếp nhận: 
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– Học sinh: Thảo luận nhóm nghiên cứu SGK.
+ Trả lời từng yêu cầu. Tiến hành thí nghiệm như hình 4.2.
+ Làm thí nghiệm theo nhóm và quan sát được hiện tượng.
+ Làm và xác định pháp tuyến và mặt phẳng chứa tia SI và IN. Dự đoán quan hệ i và i’
+  Làm việc cá nhân qua hình 4.3.
+ Nghiên cứu Sgk và cho biết nội dung của định luật phản xạ ánh sáng là gì?
+ Nêu quy ước biểu diễn gương phẳng và các tia sáng.
– Giáo viên: 
+ Thông báo tên gọi các tia: Tia tới SI, tia phản xạ IR.
+ Thông báo hiện tượng phản xạ ánh sáng: Tia sáng SI gặp gương bị hắt lại cho tia tới IR, IR gọi là tia phản xạ 
+ Hiện tượng này gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
+ Treo bảng phụ H4.3 thông báo cách biểu diễn gương, tia SI(tia tới), tia IR(tia phản xạ)…..
– Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung)
*Báo cáo kết quả: (Cột nội dung)
*Đánh giá kết quả:
– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
– Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:  
II. Định luật phản xạ ánh sáng.
 
Thí nghiệm: 
 
Tia sáng SI gặp gương bị hắt lại cho tia sáng IR, IR gọi là tia phản xạ
1. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào.
 
Tia tới SI, điểm tới I, đường pháp tuyến IN, tia phản xạ IR.
* Kết luận: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với “tia tới” và đường pháp tuyến tại điểm tới.
2. Phương của tia phản xạ quan hệ thế nào với phương của tia tới.
Phương của tia tới được xác định bằng góc nhọn:       
=  i là góc tới.
Phương của tia phản xạ được xác định bằng góc nhọn:       
=  i’ là góc phản xạ.
* Kết luận: Góc phản xạ luôn luôn “bằng” góc tới.
3. Định luật phản xạ ánh sáng.
 
Nội dung định luật gồm 2 kết luận trên.
 
4. Biểu diễn gương phẳng và các tia sáng trên hình vẽ.
Điểm tới
Gương phẳng
 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (13 phút)
1. Mục tiêu: 
Hệ thống hóa kiến thức và làm một số bài tập.
2. Phương thức thực hiện:
– Hoạt động  cặp đôi: 
3. Sản phẩm hoạt động:
Câu trả lời của HS
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
– Học sinh tự đánh giá./- Học sinh đánh giá lẫn nhau./- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
– Giáo viên yêu cầu:
+ Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
+ Nêu cách vẽ tia phản xạ khi biết tia tới trên gương. Và ngược lại dựng tia tới khi biết tia phản xạ trên gương.(Cả trường hợp tia phản xạ (tia tới) thẳng đứng từ dưới lên trên).
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận nhóm.
Cử đại diện nhóm lên vẽ trên bảng C4a.
Dựng IN là phân giác của góc SIR
Dựng gương ở vị trí vuông góc với IN
– Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C4 và ND bài học để trả lời.
– Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi. Gợi ý C4b (HS khá giỏi): phương của hai tia đã biết chưa. Gọi góc SIR có độ lớn là 2i = 2i’
IN ngoài là pháp tuyến ra thì IN còn có t/c gì? IN vẽ được thì có xác định được vị trí đặt gương không. Xác định như thế nào?
– Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung)
*Báo cáo kết quả: (Cột nội dung)
*Đánh giá kết quả: 
– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
– Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:
III. Vận dụng.
*Ghi nhớ
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5 phút)
1. Mục tiêu: 
HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. 
2. Phương thức thực hiện:
Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.
3. Sản phẩm hoạt động:
HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá: 
– Học sinh đánh giá.
– Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
– Giáo viên yêu cầu: 
+ Xem lại các nội dung kiến thức vừa học.
+ Tìm hiểu và làm bài theo yêu cẩu của phần “Có thể em chưa biết”        
Làm các bài tập 4.1 – 4.8 trong SBT.
 Xem trước bài 5: Ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng. 
* HS thực hiện nhiệm vụ: 
Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.
– Dự kiến sản phẩm: Bài làm của HS
*Báo cáo kết quả: Trong vở BT.
*Đánh giá kết quả:
– GV nhận xét, đánh giá, kiểm tra vở BT và KT sản phẩm vào tiết học sau..
BTVN: 4.1 – 4.8 trong SBT
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
……….
Ngày soạn: 15/9/
Ngày dạy
  
Tuần 5 – Bài 5 – Tiết 5: 
ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
– HS nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng .
– Giải thích được sự tạo thành ảnh này.
2. Kĩ năng:
– Vẽ được ảnh của 1 vật đặt trước gương phẳng .
– HS rèn kỹ năng làm TN . Tạo ra được ảnh của 1 vật qua gương phẳng . Xác định được vị trí của ảnh để nghiên cứu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
3. Thái độ:
Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
 Trung thực thông qua việc ghi kết quả đo.
4. Năng lực:
– Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
– Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
– Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
– Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
– Phát triển cho HS năng lực thực hành, quan sát, hợp tác, thuyết trình và phản biện, vẽ ảnh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
– Kế hoạch bài học.
– Học liệu: 
Cho mỗi nhóm học sinh: 
+ 1 gương phẳng có giá đỡ, 1 tờ giấy, 1 tấm kính trong có giá đỡ .
+ 2 vật bất kỳ giống nhau , 1 cây nến, diêm để đốt nến, 1 phiếu giao việc.
2. Học sinh:
– Sách, vở, dụng cụ học tập.
– Ôn tập định luật phản xạ ánh sáng, cách vẽ tia phản xạ. Đọc trước bài 5.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học: 
Tên hoạt động Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
– Dạy học hợp tác
– Kĩ thuật học tập hợp tác
B. Hoạt động hình thành kiến thức
– Dạy học theo nhóm
– Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
– Kĩ thuật đặt câu hỏi
– Kĩ thuật học tập hợp tác. BTNB
C. Hoạt động luyện tập
– Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
– Dạy học theo nhóm
– Kĩ thuật đặt câu hỏi
– Kĩ thuật học tập hợp tác.
D. Hoạt động vận dụng
– Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
– Kĩ thuật đặt câu hỏi
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
– Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
– Kĩ thuật đặt câu hỏi
2. Tổ chức các hoạt động
Tiến trình hoạt động
Hoạt  động của giáo viên và học sinh Nội dung
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG  (5 phút)
1. Mục tiêu: 
Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học. Ôn lại kiến thức cũ.
Tổ chức tình huống học tập.
2. Phương pháp thực hiện: Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. 
– Hoạt động cá nhân, chung cả lớp:
3. Sản phẩm hoạt động: HS nêu tò mò muốn biết vì sao lại có hình tháp lộn ngược trên mặt n¬ước?
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
– Học sinh đánh giá.
– Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ:
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:
– Giáo viên yêu cầu:
+ Đọc câu chuyện kể của bé Lan ở phần mở bài.
+ Nêu ý kiến của mình vì sao lại có hình tháp lộn ngược trên mặt n¬ước?
– Học sinh tiếp nhận:
*Thực hiện nhiệm vụ:
– Học sinh: Làm theo yêu cầu, nêu ý kiến của mình vì sao lại có hình tháp lộn ngược trên mặt n¬ước.
– Giáo viên:  theo dõi từng phương án.
– Dự kiến sản phẩm: Hình tháp lộn ngược trên mặt nước mà bé Lan nhìn thấy là ảnh của tháp trên mặt nước phẳng lặng giống như¬ gương.
*Báo cáo kết quả: (phần dự kiến sp)
*Đánh giá kết quả:
– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
– Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:
Để giải đáp đ¬ược thắc mắc của bé Lan chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay “Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng”
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học:
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất ảnh của 1 vật tạo bởi g¬ương phẳng (20 phút)
1. Mục tiêu: 
– HS biết được tính chất ảnh của 1 vật tạo bởi g-ương phẳng: Ảnh tạo bởi g¬ương phẳng không hứng đ¬ược trên màn chắn, lớn bằng vật; Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi g¬ương phẳng cách g¬ương 1 khoảng bằng nhau. 
2. Phương thức thực hiện: Bàn tay nặn bột.
– Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, thực nghiệm.
– Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm hoạt động: HS đề xuất, làm được thí nghiệm và rút ra được tính chất ảnh của 1 vật tạo bởi g¬ương phẳng. 
– Phiếu học tập cá nhân: 
– Phiếu học tập của nhóm: 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
– Học sinh tự đánh giá./ – Học sinh đánh giá lẫn nhau.
– Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
 5.1. Ảnh của 1 vật tạo bởi g¬ương phẳng có hứng được trên màn không?
*Chuyển giao nhiệm vụ:
– Giáo viên yêu cầu: 
+ Quan sát ảnh của chiếc pin và viên phấn trong gương.
+ YC nhóm tr¬ưởng nhận dụng cụ TN như¬ h5.2 quan sát ảnh của chiếc pin và viên phấn trong g-ương.
?Ảnh của vật tạo bởi g¬ương phẳng có hứng đ¬ược trên màn chắn không? dự đoán sau đó làm TN.
Làm thế nào kiểm tra đ¬ược dự đoán này?
+ Hoạt động nhóm nhận dụng cụ TN và tiến hành TN hình 5.1 – sgk và rút ra nhận xét.
?Từ TN ta rút ra tính chất gì của ảnh của vật tạo bởi g¬ương phẳng?
– Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK, làm thí nghiệm.
*Thực hiện nhiệm vụ:
– Học sinh: Đọc SGK, trao đổi nhóm tìm câu trả lời.
+ HS quan sát TN 5.2 Quan sát ảnh của chiếc pin và viên phấn trong g¬ương.
+ HS dự đoán  + Hứng đ¬ược.
+ Không hứng đư¬ợc.
+ Hoạt động nhóm nhận dụng cụ TN và tiến hành TN hình 5.1 – sgk và rút ra nhận xét  ảnh của vật tạo bởi g¬ương phẳng có hứng đ¬ược trên màn chắn không?
+ HS ghi nhớ KL 1.
– Giáo viên: Tính chất thứ nhất của ảnh tạo bởi g-ương phẳng là gì?
– Dự kiến sản phẩm: (bên cột nội dung)
*Báo cáo kết quả: (bên cột nội dung)
*Đánh giá kết quả
– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
– Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp đi đến kết quả chung.
 5.2. Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không? 
*Chuyển giao nhiệm vụ:
– Giáo viên yêu cầu: 
+ Dự đoán độ lớn của ảnh có và độ lớn của vật?
+ Đọc sgk và trả lời các YC sau:
?Nêu ph¬ương án kiểm tra dự đoán 
 ?Dụng cụ TN,  Mục đích TN, Tiến hành TN.
– Học sinh tiếp nhận:
*Thực hiện nhiệm vụ:
– Học sinh: Dự đoán độ lớn của ảnh có và độ lớn của vật: Bằng, Nhỏ hơn, Lớn hơn.
+ Nêu ph¬ương án kiểm tra dự đoán. 
 Dụng cụ TN; Tiến hành TN.
 + HS HĐ nhóm làm TN h 5.2 kiểm tra dự đoán. Sau đó thảo luận nhóm rút ra  KL.
– Giáo viên: hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống ở kết luận.
– Dự kiến sản phẩm: (bên cột nội dung)
*Báo cáo kết quả: (bên cột nội dung)
*Đánh giá kết quả:
– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
– Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp đi đến kết quả chung.
 5.3. So sánh khoảng cách từ 1 điểm của vật đến gư¬ơng và khoảng cách từ ảnh của điểm đó tới gương.
*Chuyển giao nhiệm vụ:
– Giáo viên yêu cầu: 
+ HĐCN quan sát H5.3 SGK đọc thông tin mục I.3
+ Thảo luận nhóm trả lời C3 và tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống của kết luận.
+ Đánh dấu vị trí cây nến 1, 2 
+ Các nhóm tiến hành đo khoảng cách từ cây nến 2 (ảnh) đến g¬ương và khoảng cách từ cây nến 1(vật) đến g¬ương –> nhận xét.
+ Báo cáo (KQTN) KL.
– Học sinh tiếp nhận:
*Thực hiện nhiệm vụ:
– Học sinh: quan sát H5.3 SGK đọc thông tin mục I.3
+ HS thảo luận nhóm trả lời C3 và tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống của kết luận.
+ HS hoạt động theo nhóm dùng thư¬ớc đo khoảng cách từ vật S1 đến g¬ương và từ ảnh S2 đến g¬ương. Chú ý cách đặt thư¬ớc rồi so sánh khoảng cách này.
– Giáo viên: hãy tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống ở kết luận.
– Dự kiến sản phẩm: (bên cột nội dung)
*Báo cáo kết quả: (bên cột nội dung)
*Đánh giá kết quả:
– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
– Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: GV hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp đi đến kết quả chung. I. Tính chất của ảnh tạo bởi g¬ương phẳng
1. Ảnh của 1 vật tạo bởi g¬ương phẳng có hứng được trên màn không?
 Kết luận 1 
 Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng không hứng đ¬ược trên màn chắn gọi là ảnh ảo.
2. Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không? 
 Kết luận 2 
 Độ lớn ảnh của vật tạo bởi gư¬ơng phẳng bằng độ lớn của vật
3. So sánh khoảng cách từ 1 điểm của vật đến gư¬ơng và khoảng cách từ ảnh của điểm đó tới gương.
 
Kết luận 3: 
Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi g¬ương phẳng cách g¬ương 1 khoảng bằng nhau.
Hoạt động 2: Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng  (10 phút)
1. Mục tiêu: Giải thích được sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng.
2. Phương thức thực hiện: 
– Hoạt động cá nhân, nhóm: thực nghiệm, nghiên cứu tài liệu.
– Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm hoạt động: Ta nhìn thấy ảnh ảo S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đư¬ờng kéo dài qua S’. Ảnh của 1 vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.
– Phiếu học tập cá nhân: 
– Phiếu học tập của nhóm: 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
– Học sinh tự đánh giá./ – Học sinh đánh giá lẫn nhau.
– Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ:
– Giáo viên yêu cầu: 
+ Đọc và làm C4.
+ HĐ cặp đôi tìm từ điền vào chỗ trống để rút ra kết luận về sự tạo thành ảnh của g¬ương phẳng. 
– Học sinh tiếp nhận: 
*Thực hiện nhiệm vụ:
– Học sinh: Đọc, theo dõi SGK để trả lời câu hỏi C4.
– Giáo viên: 
+ Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc.
– Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung)
*Báo cáo kết quả: (Cột nội dung)
*Đánh giá kết quả:
– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
– Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: II. Giải thích sự tạo thành ảnh bởi g¬ương phẳng.
 
C4: 
a.  Vẽ ảnh S’ dựa vào tính chất của ảnh qua g-ương phẳng tính chất đối xứng.  
b. Vẽ tia phản xạ IR và MK ứng với 2 tia tới SI và SK theo định luật phản xạ ánh sáng.
+ Kéo dài 2 tia phản xạ  gặp nhau tại S’ .
c. Mắt đặt trong khoảng IR và KM sẽ nhìn thấy S’ 
d. Ta nhìn thấy ảnh S’ mà không hứng đ¬ược ảnh trên màn chắn vì:
+ Ta nhìn thấy ảnh S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt ta coi như đi từ S’ vào mắt
+ Ảnh không hứng đ¬ược ảnh trên màn chắn vì chỉ có đư¬ờng kéo dài của các tia phản xạ gặp nhau ở  S’  lọt vào mắt chứ không có ánh sáng thật đến S’   
* Kết luận:
 – Ta nhìn thấy ảnh ảo S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đư¬ờng kéo dài qua ảnh S’.
– Ảnh của 1 vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7 phút)
1. Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT. HS có kỹ năng vẽ ảnh của 1 vật tạo bởi gư¬ơng phẳng.
2. Phương thức thực hiện:
– Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu: C5,6/SGK.
– Hoạt động chung cả lớp.
3. Sản phẩm hoạt động:
– Phiếu học tập cá nhân: Trả lời C5,6/SGK và các yêu cầu của GV.
– Phiếu học tập của nhóm: 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
– Học sinh tự đánh giá./ – Học sinh đánh giá lẫn nhau.
– Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
– Giáo viên yêu cầu:
+ GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ.
+ Cho HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu C5, 6.
– Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C5,6 và ND bài học để trả lời.
– Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi.
– Dự kiến sản phẩm: (Cột nội dung)
*Báo cáo kết quả: (Cột nội dung)
*Đánh giá kết quả:
– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
– Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: III/Vận dụng:
 
*Ghi nhớ/SGK.
 
C5:
Vẽ AA’  g¬ương AH = HA’
 BB’   g¬ương BK = KB’
Nối A’B’ ta đ¬ược ảnh A’B’ của AB.
C6:
– Dựa vào hình vẽ ta thấy chân tháp gần mặt n¬ước (g¬ương). Đỉnh tháp ở xa hơn –> ảnh đỉnh tháp cũng ở xa và ở phía bên kia mặt nư¬ớc –> ta nhìn thấy Tháp lộn ngược.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (3 phút)
1. Mục tiêu: 
HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp. Yêu thích môn học hơn.
2. Phương pháp thực hiện:
Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. 
Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.
3. Sản phẩm hoạt động
HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
– Học sinh đánh giá./ – Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
– Giáo viên yêu cầu:
+ Đọc mục có thể em chưa biết.
+ Xem trước bài 6: “Thực hành …”. Chuẩn bị báo cáo thực hành. Bút chì , thước kẻ , thước đo độ . 
+ Làm các BT trong SBT: từ bài 5.1 -> 5.10/SBT.
– Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
– Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.
– Giáo viên: 
– Dự kiến sản phẩm: 
*Báo cáo kết quả: Trong vở BT.
*Đánh giá kết quả:
– Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
– Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau..
BTVN: bài 5.1 -> 5.10/SBT. 
Chuẩn bị BCTH.
*) Tích hợp môi trường:
– Các mặt hồ, dòng sông trong xanh cũng là một gương phẳng, ngoài tác dụng đối với nông nghiệp, sản xuất còn có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, tạo ra môi trường trong lành.
– Gương phẳng còn được dùng trong trang trí nội thất giúp ta có cảm giác phòng rộng hơn.
– Các biển báo giao thông, các vạch phân chia làn đường thường dùng sơn phản quang để người tham gia giao thông đẽ dàng nhìn thấy về ban đêm.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Leave a Comment