Kế hoạch dạy học Sinh Học 9 theo CV 5512 năm học 2021 – 2022 mới nhất

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Kèm theo Công văn số  5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT) …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Kèm theo Công văn số  5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
TRƯỜNG PTDTBT THCS ĐĂK LONG
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC SINH HỌC , KHỐI LỚP: 9
(Năm học 2021   – 2022)
 
I. Đặc điểm tình hình
1. Số lớp 11;  Số học sinh: 438 ; Số học sinh học chuyên đề lựa chọn (nếu có):……………
2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên:……………….; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: …….. Đại học:………..; Trên đại học:………….
Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên  : Tốt:………….; Khá:…………….; Đạt:……………; Chưa đạt:……..
3. Thiết bị dạy học: (Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)
STT Thiết bị dạy học Số lượng Các bài thí nghiệm/thực hành Ghi chú
1 Tranh ảnh về AND, NST 8 Không
2 Máy chiếu 1
3 Mô hình AND Bài 15: AND
… Mô hình ARN Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN
… Mô hình tổng hợp ARN Bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN
Mô hình sinh tổng hợp Protein Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
Bộ lắp ráp ADN Bài 20: Thực hành: Quan sát và lắp ráp mô hình ADN
Máy chiếu Bài 27: Thực hành: Quan sát thường biến
+ Kẹp ép cây, giấy báo, kéo cắt cây.
+ Giấy kẻ li, bút chì.
+ Vợt bắt côn trùng, lọ, túi nilông đựng động vật.
+ Tranh mẫu lá cây. 6 bộ/6 nhóm Bài 45 – 46: Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.
– Tranh 51.1,51.2, 51.3 sgk.
      – Dao con, dụng cụ đào đất, vợt bắt côn trùng, túi nilong nhặt mẫu, kính lúp, giấy.
6 bộ/6 nhóm Bài 51 – 52: Thực hành: Hệ sinh thái
Tranh phóng to các hình 53.1; 53.2; 53.3 (SGK). 1 Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường
– Video về ô nhiễm môi trường. 
– Tranh phóng to các hình 54.1; 54.2; 54.3; 54.4; 54.5; 54.6 (SGK) . 
– Bảng 54.1; 54.2 ( SGK). 1 Bài 54: Ô nhiễm môi trường
– Tranh phóng to các hình 55.1; 55.2; 55.3; 55.4(SGK). 
– Bảng 55 (SGK). 
– Video về các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường. 1 Bài 55: Ô nhiễm môi trường (tt)
– Tranh ảnh và các video về nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên và các biện pháp bảo vệ duy trì cân bằng tự nhiên. 1 Cân bằng tự nhiên
– Máy chiếu. 
– Phiếu học tập bảng 56.1; 56.2; 56.3 (SGK). 1 Bài 56-57: Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương
– Máy chiếu
– Tư liệu về công việc bảo tồi gen động vật. 1 Chủ đề: Khôi phục môi trường và bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái.
– Máy chiếu
– Hình ảnh, tư liệu về biến đổi khí hậu. 1
Chủ đề: Biến đổi khí hậu. Một số biện pháp nhằm thích ứng với BĐKH.
– Máy chiếu 1 Ôn tập
– Đề kiểm tra Kiểm tra cuối ki 2
– Máy chiếu 
– Bảng phụ
– Phiếu học tập 1 Tổng kết chương trình toàn cấp
4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập (Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòng bộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)
STT Tên phòng Số lượng Phạm vi và nội dung sử dụng Ghi chú
1 Không
II. Kế hoạch dạy học  
1. Phân phối chương trình
STT Bài học
(1) Số tiết
(2) Yêu cầu cần đạt
1 Bài 1. Men đen và di truyền học. 1 – Nêu được khái niệm di truyền, biến dị
– Nêu được ý tưởng của Menđen là  cơ sở cho những nghiên cứu về nhân tố di truyền (gene)
2-3 Bài 2. Lai một cặp tính trạng.
2 – Dựa vào thí nghiệm lai một cặp tính trạng nêu được các thuật ngữ trong  nghiên cứu các quy luật di truyền: Tính trạng, nhân tố DT, cơ thể thuần chủng, cặp tính trạng tương phản, tính trang trội, tính trạng lăn, kiểu hình, kiểu gen, alen, dòng thuần
– Phân biệt, sử dụng được một số kí hiệu trong nghiên cứu di truyền học (P, F1, F2…)
– Dựa vào công thức lai một cặp tính trạng và kết quả lai trong thí nghiệm của Men đen, phát biểu được quy luật phân li, giải thích đực kết quả thí nghiệm theo Menđen
– Trình bày được thí nghiệm lai phân tích. Nêu được vai trò của phép lai phân tích
4-5 Lai hai cặp tính trạng 2 – Dựa vào công thức lai 2 cặp tính trạng và kết quả lai trong thí nghiệm của Men đen, phát biểu được quy luật phân li độc lập và tổ hợp tự do.
– Giải thích được kết quả thí nghiệm theo Menđen
6 Bài tập chương I 1 Vận dụng giải các bài tập về hai quy luật Menđen; Từ đó có thể giải nhanh các bài tập về hai quy luật này dưới dạng trắc nghiệm.
Củng cố lại các khái niệm, các quy luật đã học, biết vận dụng lý thuyết vào giải các bài tập trắc nghiệm.
7 Nhiễm  sắc thể 1 – Nêu được hái niệm NST. Lấy được ví dụ chứng minh mỗi loài có bộ NST đặc trưng.
– Mô tả được hình dạng NST thông qua hình vẽ NST ở kì giữa với tâm động, các cánh.
– Dựa vào hình ảnh, (mô hình, học liệu điện tử). Mô tả được cấu trúc NST có lõi là AND. Và cách sắp xếp của gen trên NST.
– Phân biệt được bộ NST đơn bội, lưỡng bội, Lấy được ví dụ minh họa
– Quan sát được tiêu bản NST dưới kính hiển vi.
8-9 Nguyên phân và giảm phân 2 – Dựa vào hình vẽ (sơ đồ, học liệu điện tử) về quá trình nguyên phân, nêu được khái niệm nguyên phân
– Phân biệt được nguyên phân và giảm phân, Nêu được ý nghĩa của NP, GP trong di truyền và mối quan hệ hai quá trình này trong sinh sản hữu tính.
– Nêu được NSt vừa là vật chất mang thông tin di truyền vừa là đơn vị truyền đạt vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào.
Trình bày được cơ chế biến dị tổ hợp thông qua sơ đồ đơn giản về quá trình giảm phân và thụ tinh (Minh họa bằng sơ đồ lai 2 cặp gen)
– Trình bày được các ứng dụng và lấy được ví dụ của NP, GP trong thực tiễn.
10 Cơ chế xác định giới  tính 1 – Nêu khái niệm NST giới tính và NST thường.
– Trình bày được cơ chế xác định giới tính. Nêu được một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính.
11 Di truyền liên kết 1 – Dựa vào sơ đồ phép lai trình bày đực khái niệm di truyền liên kết và phân biệt được với quy luật phân li độc lập
– Nêu được một số ứng dụng về di truyền liên kết trong thực tiễn.
12-17 Chủ đề: AND và gen
Từ bài 15 đến bài 20
6  Nêu được thành phần hóa học, tính đặc thù và đa dạng của ADN.
 Mô tả được cấu trúc không gian của ADN và chú ý tới nguyên tắc bổ sung của các cặp nucleôtit.
 Nêu được cơ chế tự sao của ADN diễn ra theo nguyên tắc: bổ sung, bán bảo toàn.
 Ứng dụng của phân tích ADN trong xác định huyết thống, truy tìm tội phạm,…
 Nêu được chức năng của gen.
 Đặc trưng cá thể của hệ gen
 Kể được tên các loại ARN.
 Nêu được sự tạo thành ARN dựa trên mạch khuôn của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
 Nêu được thành phần hóa học và chức năng của protein (biểu hiện thành tính trạng).
 Khái niệm mã di truyền; Mã di truyền là mã bộ 3
 Phiên mã và dịch mã
 Nêu được mối quan hệ giữa gen và tính trạng thông qua sơ đồ:  Gen    ARN  Protein     Tính trạng.
Thông qua quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN để nhận biết thành phần cấu tạo.
18 Ôn tập 1 Kiến thức chương 1,2,3
19 KIỂM TRA 1 TIẾT 1 Kiểm tra kiến thức của HS chương I,II, III, đánh giá năng lực học tập của HS. Thấy ưu, nhược điểm của HS giúp GV tìm nguyên nhân, điều chỉnh và đề ra phương án giải quyết giúp HS học tập tốt.
20-25 Chuyên đề: Biến dị
Từ bài 21 đến bài 27 6  Nêu được khái niệm biến dị.
 Phát biểu được khái niệm đột biến gen và kể được tên các dạng đột biến gen.
 Kể được tên các dạng đột biến cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể.
 Nêu được nguyên nhân phát sinh và một số biểu hiện của đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.
 Định nghĩa được thường biến và mức phản ứng.
 Nêu được mối quan hệ kiểu gen, kiểu hình và ngoại cảnh; nêu được một số ứng dụng của mối quan hệ đó.
Thu thập tranh ảnh, mẫu vật liên quan đến đột biến và thường biến.
26-28 Chủ đề: Di truyền học người 3 – Nêu được hai khó khăn khi nghiên cứu di truyền học người. 
– Trình bày được phương pháp nghiên cứu phả hệ và đọc, viết được phả hệ. 
– Nêu được phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh và ý nghĩa. 
– Phân biệt được bệnh và tật di truyền.
 – Nhận biết được bệnh nhân đao và bệnh nhân tơcnơ qua các đặc điểm hình thái. 
– Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật sáu ngón tay. 
– Nêu được nguyên nhân của các tật, bệnh di truyền và đề xuất được một số biện pháp hạn chế phát sinh chúng. 
– Nêu được khái niệm di truyền y học tư vấn và nội dung của lĩnh vực khoa học này
– Giải thích được cơ sở khoa học của việc kết hôn "1 vợ, 1 chồng" và cấm kết hôn gần trong vòng 3 đời. 
– Giải thích được tại sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35. 
– Trình bày được tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất của tính di truyền con người.
 
29 Bài 31. Công nghệ tế bào
1 – Nêu được công nghệ tế bào là gì? Trình bày được công đoạn chủ yếu của công nghệ tế bào và giải thích được tại sao cần thực hiện công đoạn đó. 
– Trình bày được những ưu điểm của nhân giống vô tính trong ống nghiệm và hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô trong chọn giống.
– Tìm hiểu được một số sản phẩm ứng dụng công nghệ di truyền tại địa phương.
30 Bài 32:Công nghệ gen 1 – Nêu được khái niệm kĩ thuật gen và các phương pháp kĩ thuật gen. Trình bày được những ứng dụng kĩ thuật gen trong sản xuất và đời sống. 
– Nêu được công nghệ sinh học là gì và các lĩnh vực chính của công nghệ sinh học hiện đại, vai trò của từng lĩnh vực trong sản xuất và đời sống. 
– Hiểu và trình bày một số vấn đề về đạo đức sinh học trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ di truyền.
31 Bài 34: thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần 1 – Nêu được các phương pháp thường sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng và các thành tựu nổi bật. – 
– Sưu tầm được tư liệu và trưng bày tư liệu theo chủ đề. – Phân tích, so sánh và báo cáo được những điều rút ra từ tư liệu
– Nêu được phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn (cây ngô). 
– Trình bày được nguyên nhân thoái hoá của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật. Vai trò của chúng trong chọn giống. 
 
32 Bài 35. Ưu thế lai 1 – Trình bày được khái niệm ưu thế lai, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lí do không dùng con lai F1 để nhân giống, các biện pháp duy trì ưu thế lai.
– Nêu được các phương pháp thường dùng để tạo ưu thế lai. – 
– Trình bày được khái niệm lai kinh tế và phương pháp thường dùng để tạo con lai kinh tế ở nước ta.
33 Bài 39. Thực hành tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng – Nêu được các phương pháp thường sử dụng trong chọn giống vật nuôi và cây trồng và các thành tựu nổi bật. 
– Sưu tầm được tư liệu và trưng bày tư liệu theo chủ đề.  
– Phân tích, so sánh và báo cáo được những điều rút ra từ tư liệu.
34 Ôn tập 1
35 Kiểm tra cuối kì I 1
36-41 Chủ đề: Tiến hóa 6 – Học thuyết tiến hóa của Lamark và Đacuyn 
– Thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại
– Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất.
– Phát biểu được khái niệm tiến hoá. 
– Phát biểu được khái niệm chọn lọc nhân tạo. 
– Trình bày được một số bằng chứng của quá trình chọn lọc do con người tiến hành đưa đến sự đa dạng và thích nghi của các loài vật nuôi và cây trồng từ vài dạng hoang dại ban đầu. 
– Phát biểu được khái niệm chọn lọc tự nhiên. Dựa vào các hình ảnh hoặc sơ đồ, mô tả được quá trình chọn lọc tự nhiên.  
– Thông qua phân tích các ví dụ về tiến hoá thích nghi, chứng minh được vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi và đa dạng của sinh vật.  
– Nêu được quan điểm của lamark về cơ chế tiến hóa
– Trình bày được một số luận điểm về tiến hoá theo quan niệm của thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại (cụ thể: nguồn biến dị di truyền của quần thể, các nhân tố tiến hoá, cơ chế tiến hoá lớn). 
– Dựa vào sơ đồ, trình bày được khái quát sự phát triển của thế giới sinh vật trên Trái Đất; nguồn gốc xuất hiện của sinh vật nhân thực từ sinh vật nhân sơ; sự xuất hiện và sự đa dạng hoá của sinh vật đa bào.  
– Dựa vào sơ đồ, trình bày được khái quát sự hình thành loài người.
42 Bài 41: Môi trường và các nhân tố sinh thái. 1 – Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật, phân biệt được 4 môi trường sống chủ yếu: môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật. Lấy được ví dụ minh hoạ các môi trường sống của sinh vật.
– Nêu được khái niệm nhân tố sinh thái. Phân biệt được nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố hữu sinh (bao gồm cả nhân tố con người). Lấy được ví dụ minh hoạ các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.
– Trình bày được sơ lược khái niệm về giới hạn sinh thái, lấy được ví dụ minh hoạ.
43 Bài 42: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật. 1  Lấy được ví dụ minh hoạ nhân tố ánh sáng và ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng lên đời sống sinh vật.
44 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật. 1 – Lấy được ví dụ minh hoạ nhân tố nhiệt độ và độ ẩm và ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật.
45 Bài 44: Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật. 1 – Nêu được mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài.
– Nêu đặc điểm các mối quan hệ khác loài giữa các sinh vật: cạnh tranh, hỗ trợ, cộng sinh, hội sinh, kí sinh, ăn thịt sinh vật khác về đặc điểm, phân loại, ý nghĩa.
– Nêu đặc điểm các mối quan hệ cùng loài về đặc điểm, phân loại, ý nghĩa.
 
46-47 Bài 45 – 46: Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật. 2 – Nêu được những dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.
 
48 Bài 47: Quần thể sinh vật. 1 – Phát biểu được khái niệm quần thể sinh vật. Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần thể (đặc trưng về số lượng, giới tính, lứa tuổi, phân bố). Lấy được ví dụ minh hoạ.
– Nêu được một số biện pháp bảo vệ quần thể.
49 Bài 48: Quần thể người. 1 – Nêu được 1 số đặc điểm cơ bản của quần thể người liên quan đến vấn đề dân số.
– Từ đó thay đổi nhận thức dân số và phát triển xã hội, thực hiện tốt pháp lệnh dân số.
– Đặc điểm của quần thể người giống và khác quần thể sinh vật
50 Bài 49: Quần xã sinh vật. 1 – Phát biểu được khái niệm quần xã sinh vật. Nêu được một số đặc điểm cơ bản của quần xã (Đặc điểm về độ đa dạng: số lượng loài và số cá thể của mỗi loài; đặc điểm về thành phần loài: loài ưu thế, loài đặc trưng). Lấy được ví dụ minh hoạ.
– Nêu được một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.
51-52 Bài 50: Hệ sinh thái. 2 – Phát biểu được khái niệm hệ sinh thái. Lấy được ví dụ về các kiểu hệ sinh thái (hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh thái nước ngọt).
– Nêu được khái niệm chuỗi, lưới thức ăn; sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, tháp sinh thái. Lấy được ví dụ chuỗi thức ăn, lưới thức ăn trong quần xã.
– Quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của các chất trong hệ sinh thái, trình bày được khái quát quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái.
 
53 Bài 51 – 52: Thực hành: Hệ sinh thái. 2 – Thực hành: Điều tra được thành phần quần xã sinh vật trong một hệ sinh thái.
54 Ôn tập 1 – HS củng cố những kiến thức đã học. 
– GV nắm bắt được tình hình về sự tiếp thu kiến thức của học sinh từ đó có những biện pháp khắc phục những thiếu sót.
55 Kiểm tra giữa kì II 1 * GV
– Đánh giá tổng kết mức độ đạt được của HS trong nửa học kì II.
– Lấy thông tin ngược để điều chỉnh kế hoạch và phương pháp dạy học, cải tiến chương trình.
– Đánh giá phân hạng xếp loại HS để có kế hoạch phụ đạo phù hợp.
*HS:
 – Tự đánh giá tổng kết quá trình học tập.
– Chỉ ra những lỗ hổng kiến thức của bản thân.
– Lập kế hoạch học tập, phấn đấu trong thời gian tới để đạt kết quả thi học kì II cao hơn.
57 Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường 1 tiết  Nêu được các tác động của con người tới môi trường, đặc biệt là nhiều hoạt động của con người làm suy giảm hệ sinh thái, gây mất cân bằng sinh thái.
 Trình bày được vai trò của con người trong bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.
Tiết 58 Bài 54: Ô nhiễm môi trường 1 tiết  Nêu được khái niệm ô nhiễm môi trường.
 Trình bày được các tác nhân gây ô nhiễm môi trường.
Tiết 59 Bài 55: Ô nhiễm môi trường (tt) 1 tiết  Nêu được hậu quả của ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh tật cho con người và sinh vật.
Tiết 60 Cân bằng tự nhiên 1 tiết  Nêu được khái niệm cân bằng tự nhiên. Trình bày được các nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên.
 Phân tích được một số biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên.
Tiết 61,62 Bài 56-57: Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương 2 tiết  Quan sát phim, tranh ảnh để rút ra được khái niệm về sự ô nhiễm môi trường và tác hại.
 Liên hệ và vận dụng giải thích một số vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường trong thực tế địa phương.
 
Tiết 63,64
Chủ đề: Khôi phục môi trường và bảo vệ đa dạng các hệ sinh thái. 02 tiết – Trình bày được sự cần thiết phải bảo vệ động vật hoang dã, nhất là những loài có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo vệ theo Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã (CITES) (ví dụ như các loài voi, tê giác, hổ, sếu đầu đỏ và các loài linh trưởng,…).
Tiết 65 Chủ đề: Biến đổi khí hậu. Một số biện pháp nhằm thích ứng với BĐKH. 01 tiết – Nêu được khái niệm khái quát về biến đổi khí hậu và một số biện pháp chủ yếu nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tiết 66 Ôn tập 01 tiết – Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về sinh vật và môi trường.
– Học sinh vận dụng lý thuyết vào giải quyết các vấn đề thực tiễn đời sống.
Tiết 67 Kiểm tra cuối ki 2 01 tiết – Củng cố kiên thức về các nội dung đã học.
– Đánh giá năng lực học tập của học sinh.
Tiết 68,68,70 Tổng kết chương trình toàn cấp 03 tiết – Hệ thống hóa kiến thức về sinh học cơ bạn toàn cấp THCS: Đa dạng sinh học; tiến hóa của thực vật, động vật; sinh học cơ thể và sinh học tế bào; di truyền và biến dị; sinh vật và môi trường.
– Học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết các vẫn đề thực tiễn.
2. Chuyên đề lựa chọn (đối với cấp trung học phổ thông)
STT Chuyên đề
(1) Số tiết
(2) Yêu cầu cần đạt
(3)
(1) Tên bài học/chuyên đề được xây dựng từ nội dung/chủ đề/chuyên đề (được lấy nguyên hoặc thiết kế lại phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường) theo chương trình, sách giáo khoa môn học/hoạt động giáo dục.
(2) Số tiết được sử dụng để thực hiện bài học/chủ đề/chuyên đề.
(3) Yêu cầu (mức độ) cần đạt theo chương trình môn học: Giáo viên chủ động các đơn vị bài học, chủ đề và xác định yêu cầu (mức độ) cần đạt.
3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ (THẦY CÔ BỔ SUNG KIỂM TRA VÀO ĐÂY)
Bài kiểm tra, đánh giá
Thời gian
(1) Thời điểm
(2) Yêu cầu cần đạt
(3) Hình thức
(4)
Giữa Học kỳ 1
Cuối Học kỳ 1
Giữa Học kỳ 2
Cuối Học kỳ 2
 (1) Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá.
(2) Tuần thứ, tháng, năm thực hiện bài kiểm tra, đánh giá.
(3) Yêu cầu (mức độ) cần đạt đến thời điểm kiểm tra, đánh giá (theo phân phối chương trình).
(4) Hình thức bài kiểm tra, đánh giá: viết (trên giấy hoặc trên máy tính); bài thực hành; dự án học tập.
III. Các nội dung khác (nếu có):
………………………………………………………….
TỔ TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên) …., ngày    tháng   năm 20…
HIỆU TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)

Leave a Comment