Giáo án bài chào hỏi tự giới thiệu tiếng việt trải nghiệm lớp 2 sách cánh diều

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Chào hỏi tự giới thiệu (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt – Năng lực đặc thù: Bước đầu …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Chào hỏi tự giới thiệu

(1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

– Năng lực đặc thù: Bước đầu biết giao tiếp chủ động, tự nhiên, tự tin.

– Năng lực riêng: Năng lực ngôn ngữ:

+ Biết nói rõ ràng, thành câu khi đóng vai các vật, con vật, loài cây trong bài đã học, tự giới thiệu. Bước đầu biết thực hiện một cuộc giao lưu, trao đổi đơn giản với các bạn HS trong trường: Biết chào hỏi, tự giới thiệu một cách tự tin; biểu diễn một tiết mục đơn giản. Biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,…

+ Bước đầu viết nói câu giới thiệu, chuẩn bị học tốt cho tiết viết câu giới thiệu theo mẫu Ai là gì?.

+ Lắng nghe và hiểu ý kiến của bạn tham gia trong cuộc giao lưu.

+ Biết nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn.

3. Phẩm chất

– Thể hiện tình cảm thân ái đối với bạn bè cùng lứa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

– Giáo án.

– Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

– SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

– PPDH chính: tổ chức HĐ.

– Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV     HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV giới thiệu: Trong tiết Luyện nói hôm nay, các em sẽ thực hành làm các BT tự giới thiệu bản thân bằng cách đóng vai gà trống, quyển vở, đồng hồ, loài cây,… trong bài đã đọc và thực hiện trò chơi giao lưu với các bạn HS trong trường. Qua trò chơi này, các em sẽ làm quen với mẫu câu giới thiệu Ai là gì? (Tôi là ai? Bạn là ai?).

2. Hướng dẫn HS làm BT

2.1. HĐ 1: Đóng vai, tự giới thiệu (BT 1)

Mục tiêu: Biết nói rõ ràng, thành câu khi đóng vai các vật, con vật, loài cây trong bài đã học, tự giới thiệu.

Cách tiến hành:

a) GV giúp HS hiểu YC của BT, làm mẫu

– GV mời 1 HS đọc trước lớp YC của BT 1 và làm mẫu (Tôi là gà trống…). GV nhắc HS chú ý nói tự nhiên, có thể nói mở rộng, nhiều câu hơn mẫu.

– GV gọi HS khác nhận xét bạn làm mẫu:

+ Bạn nói có rõ ràng, thành câu không?

+ Bạn tự giới thiệu có vui, tự nhiên, lịch sự không?

– GV nhận xét.

b) Thực hành giới thiệu

– GV hướng dẫn HS: Các em hãy dựa vào công dụng, ích lợi của đồ vật để đặt câu.

– GV mời các HS lần lượt giới thiệu trước lớp.

– GV khen ngợi những HS giới thiệu tự nhiên, tự tin, ấn tượng.

2.2. HĐ 2: Thực hành giao lưu (BT 2)

Mục tiêu: Bước đầu biết thực hiện một cuộc giao lưu, trao đổi đơn giản với các bạn HS trong trường: Biết chào hỏi, tự giới thiệu một cách tự tin; biểu diễn một tiết mục đơn giản. Biết kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt.

Cách tiến hành:

a) Tìm hiểu YC của BT và làm mẫu

– GV nêu yêu cầu của BT 2, hướng dẫn cả lớp quan sát tranh minh họa 2 bạn giao lưu.

 

– GV mời 1 HS giỏi đọc yêu cầu BT, các gợi ý. GV giải thích tình huống: Từng cặp hoặc từng nhóm HS sẽ được mời lên sân khấu giao lưu. Các em sẽ nói lời chào các bạn thế nào? Tự giới thiệu thế nào (tên, lớp, sở thích, mơ ước)? Có thể biểu diễn 1 tiết mục hát, múa, biểu diễn động tác,… mình thích.

– GV mời 2 HS giỏi: HS 1 (vai Quang Hải) và HS 2 (vai Thanh Lê) thực hành làm mẫu.

– GV và cả lớp vỗ tay cổ vũ khi nghe hai bạn hát, múa, biểu diễn động tác,… nhận xét nhanh cách 2 bạn chào hỏi, tự giới thiệu.

b) GV mời tiếp 2 cặp HS khác thực hành giao lưu, chào hỏi, tự giới thiệu tên, lớp, sở thích, mơ ước của mình,… và biểu diễn một tiết mục bất kì.

c) Thực hành giao lưu giữa 2 nhóm HS

– GV giải thích: Vừa rồi, chỉ có 2 HS giao lưu với nhau. Bây giờ, các em sẽ thực hành giao lưu giữa 2 nhóm (mỗi nhóm 2 HS). Các câu giới thiệu tiếp nối sẽ là: Tôi là… Tôi là… Còn tôi là…

– GV yêu cầu 2 nhóm (đứng 2 bên) đóng vai: Từng HS của nhóm này chào hỏi các bạn nhóm kia, tự giới thiệu (tên, học trường, lớp, sở thích). Sau đó mỗi nhóm biểu diễn 1 tiết mục hoặc 2 nhóm cùng chơi 1 trò chơi dân gian (kéo co, bịt mắt bắt dê,…).

– GV mời thêm một số nhóm thực hiện tương tự.

 

– GV và các bạn nhận xét các nhóm.

3. Củng cố, dặn dò

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, chuẩn bị cho tiết học sau.

Cách tiến hành:

– GV mời 1 HS tự nhận xét về tiết học: Sau tiết học, em biết thêm được điều gì? Em biết làm gì?

– GV khen ngợi, biểu dương HS, nhóm HS thực hiện tốt cuộc giao lưu.

– GV nhắc HS chuẩn bị trước những thông tin cho tiết luyện viết câu giới thiệu bản thân.               

 

– HS lần lượt đặt câu trước lớp. VD:

+ Tôi là chổi. Tôi luôn giúp cho nhà được sạch sẽ.

+ Tôi là quyển vở. Tôi giúp mọi người ghi chép và ghi nhớ kiến thức.

+ Tôi là mướp. Tôi có rất nhiều ích lợi. Lá, hoa và quả của tôi có thể trở thành món ăn, những quả già lại có thể trở thành đồ rửa bát thân thiện với môi trường.

– HS lắng nghe.

Leave a Comment