Giáo án bài quan sát tranh ảnh cây, hoa, quả môn tiếng việt lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Luyện nói và nghe: quan sát tranh ảnh cây, hoa, quả (1 tiết) I. Mục tiêu 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt –           Biết ghi …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Luyện nói và nghe: quan sát tranh ảnh cây, hoa, quả

(1 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Biết ghi lại những điều đã quan sát được về một loài cây, hoa, quả (qua tranh, ảnh). Nói lại được rõ ràng, mạnh dạn những gì đã quan sát, nghe thấy và ghi chép.

–           Biết lắng nghe ý kiến của các bạn. Biết nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn.

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng: Hiểu và làm theo đúng bản hướng dẫn trồng hạt đỗ.

3. Phẩm chất

–           Có sự yêu thích với loài cây, hoa, quả.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu.

–           Giáo án

2. Đối với học sinh

–           SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ luyện tập ghi lại kết quả quan sát một loài cây, hoa, quả qua tranh, ảnh. Chúng ta sẽ xem hôm nay ai là người nói được hay vê một loài cây, hoa, quả mình yêu thích.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát tranh ảnh cây (hoa, quả) (Bài tập 1)

a. Mục tiêu: HS mang đến lớp tranh (ảnh) một cây xanh (hoa, quả) em yêu thích; quan sát và ghi chép về tranh (ảnh) cây (hoa, quả); nói lại với các bạn kết quả quan quan sát.

b. Cách tiến hành:

– GV mời l HS đọc trước lớp yêu cầu cầu của Bài tập 1 và gợi ý: Quan sát tranh ảnh cây (hoa, quả):

a. Mang đến lớp tranh (ảnh) một cây xanh (hoa, quả) em yêu thích.

b. Ghi lại những điều em quan sát được.

c. Nói lại với các bạn kết quả quan sát tranh (ảnh)

– GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh cây (hoa, quả) trong SGK, tranh ảnh mình mang tới lớp. Nói tên các loài cây (hoa, quả) trong SGK.

– GV yêu cầuHS đặt lên bàn tranh ảnh cây (hoa, quả) mình mang đên lớp. (Những HS không mang theo tranh, ảnh sẽ chọn giới thiệu tranh, ảnh cây xanh, cây hoa, quâ trong SGK hoặc ờ sân trường).

– GV hướng dẫn HS tiếp nối nhau giới thiệu mình mang đến lớp tranh, ảnh cây (hoa, quả) nào; sẽ nói về cây (hoa, quả) nào? Ví dụ: Tôi mang đến lớp tấm ảnh vườn quả thanh long, tôi sẽ nói về những quả thanh long. / Tôi sẽ nói về tranh ảnh những quà vú sữa. / Tôi sẽ giới thiệu cây bàng ở sân trường… 

– GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh cây (hoa, quả). Hởi thêm thầy cô thông tin về cây (hoa, quả) đó hoặc lắng nghe thầy cô giới thiệu làm mẫu tranh ảnh về một loài cây, hoa, quả (hình dáng, màu sac, mùi vị, đặc điêm,…). GV lưu ý cho HS yêu cầu của bài tập là nói về tranh (ảnh) cây (hoa quả); không phải miêu tả cây (hoa, quả).

– GV yêu cầu HS tiếp nối nhau giới thiệu trước lớp kết quả quan sát kèm tranh, ảnh cây (hoa, quả). Cả lớp và GV nhận xét, khen ngợi những HS quan sát kĩ, nói hay.

Hoạt động 2: Chuẩn bị cho cho tiết học Góc sáng tạo tuần tới – Hạt đỗ nảy mầm

a. Mục tiêu: HS đọc các bước hướng dẫn trồng đỗ, nêu những việc cần làm; HS về nhà tự tay gieo đỗ, chăm sóc hàng ngày, theo dõi, ghi chép.

b. Cách tiến hành:

– GV yêu cầu HS đọc thầm các bước hướng dẫn trồng đỗ.

– GV mời 5 HS nêu những việc cần làm (5 việc).

– GV yêu cầu mỗi HS về nhà tự tay gieo đỗ, chăm sóc hằng ngày, theo dõi, ghi chép. Phải tự gieo trồng và chăm sóc, các em mới có tình cảm, viết được đoạn văn hay. GV đặt ở góc lớp một chậu đất nhỏ gieo hạt đỗ để HS ngày ngày quan sát hạt đỗ nảy mẩm.

– GV mời cả lớp mở SGK trang 37, đọc trước yêu cầu của bài Góc sáng tạo Hạt đỗ nảy mầm để chuẩn bị tốt cho bài học tuần sau.    

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS quan sát tranh, trả lời: Các loại cây (hoa, quả) trong SGK: chùm nho, cây hoa trạng nguyên, cây xoài, hoa sen.

– HS bày tranh ảnh lên bàn.

– HS giới thiệu.

– HS lắng nghe, thực hiện.

– HS trình bày.

– HS đọc thầm.

– HS trình bày:

1. Chọn khoảng 10 hạt đỗ xanh (đậu xanh) hoặc 10 hạt đỗ  đen (đậu đen).

2. Ngâm hạt trong nước khoảng 8 tiếng.

3. Lấy l chậu đất hoặc cốc đất mịn (dùng đất sẽ tự nhiên hơn là dùng bông thấm nước). Vùi các hạt đỗ vào chậu đất / cốc đất, sâu khoảng 2 đốt ngón tay cua HS.

4. Cứ 2 ngày l lần, tưới nước cho đất ẩm và đợi hạt nảy mầm.

5. Ngày ngày, quan sát và ghi lại: Mầm nhô lên khi nào? Mầm màu gì? Có mấy lá?…

– HS lắng nghe, thực hiện.

– HS đọc trước bài.

Bài viết 2: lập thời gian biểu một ngày đi học

(1 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

–           Biết lập TGB cho hoạt động của mình (TGB một ngày đi học) như thực tế, hợp lí.

2. Năng lực

–           Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.

–           Năng lực riêng: Có ý thức lập kế hoạch cho hoạt động của bản thân, tổ chức cuộc sống khoa học.

3. Phẩm chất

–           Rèn luyện sự khoa học, hoạt động và làm việc hợp lí.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

–           Máy tính, máy chiếu.

–           Giáo án

2. Đối với học sinh

–           SHS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN    HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

I. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

– GV giới thiệu bài học: Trong bài học ngày hôm nay, các em sẽ biết lập TGB cho hoạt động của mình (TGB một ngày đi học) như thực tế, hợp lí; Có ý thức lập kế hoạch cho hoạt động của bản thân, tổ chức cuộc sống khoa học.

II. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của bài tập

a. Mục tiêu: HS đọc lại TGB buổi sáng buổi chiều của bạn Thu Huệ; viết thời gian biểu của mình: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều.

b. Cách tiến hành:

– GV yêu cầu 2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của 2 bài tập.

+ HS1 (Câu 1): Hãy lập thời gian biểu một ngày đi học của em?

THỜI GIAN BIỂU

Họ và tên:

Lớp:

Trường tiểu học:

+ HS2 (Câu 2): Trao đổi với các bạn về thời gian biểu của em.

– GV yêu cầu 1 HS đọc lại TGB buổi sáng, buổi chiều của Thu Huệ (không đọc TGB buổi tối).

– GV nhắc HS chú ý viết TGB một ngày đi học của mình: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều. Không viết TGB buổi tối vì các em đã viết TGB buổi tối trong tiết trước. HS viết đúng như thực tế.

Hoạt động 2: Lập TGB một ngày đi học

– GV yêu cầu HS lập TGB của mình vào vở bài tập. Viết xong, kiểm tra lại xem TGB đó đã hợp lí chưa; trao đổi cùng bạn về TGB của mình.

– GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc trước lớp TGB của mình.

– Cả lớp và GV nhận xét: TGB được lập có khoa học, hợp lí không?

– HS lắng nghe, tiếp thu.

– HS đọc yêu cầu câu hỏi.

– HS đọc lại TGB của bạn Thu Huệ.

– HS lắng nghe, thực hiện.

– HS làm bài.

– HS trình bày

Leave a Comment