Giáo án bài thầy cô của em môn tiếng việt lớp 2 sách kết nối tri thức với cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về! Tải file Bài 7: thầy cô của em Bài viết 1 : chính tả – tập viết (2 tiết) I. Mục tiêu 1. Mức độ, năng lực, yêu …

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Bài 7: thầy cô của em

Bài viết 1 : chính tả – tập viết

(2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

– Năng lực đặc thù: Có óc quan sát và ý thức thẩm mỹ khi trình bày văn bản.

– Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

         Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác khổ 2, 3 bài thơ Cô giáo lớp em. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

         Làm đúng BT điền chữ ch / tr, vần iên / iêng.

         Biết viết các chữ cái E, Ê viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Em yêu thầy cô của em cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

+ Năng lực văn học: Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những câu thơ trong các BT chính tả.

            2. Phẩm chất

– Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học

– Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.

2. Phương tiện dạy học

a. Đối với giáo viên

– Giáo án.

– Máy tính, máy chiếu.

– Bảng lớp, slide viết bài thơ HS cần chép.

– Phần mềm hướng dẫn viết chữ E, Ê.

– Mẫu chữ cái E, Ê viết hoa đặt trong khung chữ (như SGK). Bảng phụ viết câu ứng dụng trên dòng kẻ ô li.

b. Đối với học sinh

– SGK.

– Vở Luyện viết 2, tập một.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV       HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV nêu MĐYC của bài học.

2. HĐ 1: Nghe – viết

Mục tiêu: Nghe (thầy, cô) đọc, viết lại chính xác khổ thơ 2, 3 bài thơ Cô giáo lớp em. Qua bài chính tả, củng cố cách trình bày bài thơ 5 chữ: chữ đầu mỗi dòng thơ viết hoa, lùi vào 3 ô.

Cách tiến hành:

2.1. GV nêu nhiệm vụ:

– GV đọc mẫu 1 khổ thơ 2, 3 bài Cô giáo lớp em.

– GV mời 1 HS đọc lại 2 khổ thơ, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

– GV hướng dẫn HS nói về nội dung và hình thức của 2 khổ 2, 3 bài thơ:

+ Về nội dung: Khổ thơ 2, 3 của bài thơ tả cảnh cô giáo giảng bài cho các bạn và sự yêu mến của các bạn dành cho cô giáo.

+ Về hình thức: 2 khổ thơ, mỗi khổ có 4 dòng, mỗi dòng có 5 tiếng. Chữ đầu mỗi dòng viết hoa và  lùi vào 3 ô li tính từ lề vở.

2.2. Đọc cho HS viết:

– GV đọc thong thả từng dòng thơ cho HS viết vào vở Luyện viết 2. Mỗi dòng đọc 2 hoặc 3 lần (không quá 3 lần). GV theo dõi, uốn nắn HS.

– GV đọc cả bài lần cuối cho HS soát lại.

2.3. Chấm, chữa bài

– GV yêu cầu HS tự chữa lỗi (gạch chân từ viết sai, viết từ đúng bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả).

– GV chấm 5 – 7 bài, chiếu bài của HS lên bảng lớp để cả lớp quan sát, nhận xét bài về các mặt nội dung, chữ viết, cách trình bày.

3. HĐ 2: Chọn chữ hoặc vần phù hợp với ô trống (BT 2)

Mục tiêu: Làm đúng BT điền chữ ch / tr, vần iên / iêng.

Cách tiến hành:

– GV mời 1 HS đọc YC của BT.

– GV yêu cầu HS làm bài vào vở Luyện viết 2, tập một.

– GV viết nội dung BT lên bảng, mời 2 HS lên bảng làm BT.

– GV chữa bài:

a) Chữ ch hay tr?

Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một cái bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con.

Phan Thị Vàng Anh

b) Vần iên hay iêng?

Chẳng nhìn thấy ve đâu

Chỉ râm ran tiếng hát

Dàn đồng ca mùa hạ

Diễn ra trong lá suốt ngày

Mặt đất tràn tiếng nhạc

Dậy nghe nào, mầm cây.

Nguyễn Minh Nguyên

4. HĐ 3: Tập viết chữ hoa E, Ê

Mục tiêu: Biết viết các chữ cái E, Ê viết hoa cỡ vừa và nhỏ. Biết viết cụm từ ứng dụng Em yêu thầy cô của em cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.

Cách tiến hành:

4.1. Quan sát mẫu chữ hoa E, Ê

– GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu chữ E, Ê:

+ Độ cao: 5 li.

+ Độ rộng: 3,5 li.

+ Là kết hợp của 3 nét cơ bản: 1 nét cong dưới và 2 nét cong trái nối liền nhau tạo thành vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.

+ Quy trình viết:

Đặt bút tại giao điểm của đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 3, viết nét cong dưới rồi chuyển hướng viết 2 nét cong trái tạo vòng xoắn to ở đầu chữ và vòng xoắn nhỏ ở thân chữ, phân cuối nét cong trái thứ 2 lượn trên đường kẻ 3, lượn xuống dừng bút ở đường kẻ 2.

+ Đối với chữ Ê: viết như chữ E và thêm dấu mũ trên đầu.

– GV viết các chữ E, Ê lên bảng, vừa viết vừa nhắc lại cách viết.

4.2. Quan sát cụm từ ứng dụng

– GV giới thiệu cụm từ ứng dụng: Em yêu thầy cô của em.

– GV giúp HS hiểu: Cụm từ nói về tình cảm của học sinh đối với thầy cô giáo.

– GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái:

         Những chữ có độ cao 2,5 li: E, h, y.

         Chữ có độ cao 1,5 li: t.

         Những chữ còn lại có độ cao 1 li: m, ê, u, â, c, ô , u, a, e.

4.3. Viết vào vở Luyện viết 2, tập một

– GV yêu cầu HS viết các chữ E, Ê cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

– GV yêu cầu HS viết cụm từ ứng dụng Em yêu thầy cô của em cỡ nhỏ vào vở.       

– HS lắng nghe.

– HS đọc thầm theo.

– 1 HS đọc lại 2 khổ thơ, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

– HS quan sát, lắng nghe.

– HS viết vào vở Luyện viết 2.

– HS soát lại.

– HS tự chữa lỗi.

– HS quan sát, nhận xét, lắng nghe.

– 1 HS đọc YC của BT.

– HS làm bài vào vở Luyện viết 2, tập một.

– 2 HS lên bảng làm BT.

– HS lắng nghe, chữa bài vào VBT.

– HS nghe GV hướng dẫn, quan sát và nhận xét mẫu chữ E, Ê.

– HS quan sát, lắng nghe.

– HS đọc cụm từ ứng dụng.

– HS lắng nghe.

– HS quan sát và nhận xét độ cao của các chữ cái.

– HS viết các chữ E, Ê cỡ vừa và cỡ nhỏ vào vở.

– HS viết cụm từ ứng dụng Em yêu thầy cô của em cỡ nhỏ vào vở.

Bài 7: thầy cô của em

Bài đọc 2: một tiết học vui

(2 tiết)

I. Mục tiêu

1. Mức độ, năng lực, yêu cầu cần đạt

– Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.

– Năng lực riêng:

+ Năng lực ngôn ngữ:

         Đọc trôi chảy truyện (phát âm đúng: ngắt nghỉ đúng theo dấu câu và theo nghĩa, tốc độ đọc 60 tiếng / phút).

         Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Câu chuyện nói về một tiết học vui, phải gắn học với hành cũng như phải quan sát thì mới tả đúng và hay được.

         Nhận biết được câu kể và câu yêu cầu, đề nghị.

+ Năng lực văn học: Nhận biết nội dung, mạch truyện. Biết bày tỏ sự yêu thích đối với nhân vật trong truyện.

2. Phẩm chất

– Từ bài đọc, biết liên hệ bản thân, cố găng học tập, làm việc có ích để không lãng phí thời gian.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

– Giáo án.

– Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

– SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

– PPDH chính: tổ chức HĐ.

– Hình thức dạy học chính: HĐ độc lập (làm việc độc lập), HĐ nhóm (thảo luận nhóm), HĐ lớp (trò chơi phỏng vấn).

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV       HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Giới thiệu bài

Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

– GV giới thiệu bài: Bài đọc hôm nay Một tiết học vui sẽ giúp các em hiểu: Muốn miêu tả, viết bài hay, cần có sự quan sát thực tế. Đó chính là học đi đôi với hành.

2. HĐ 1: Đọc thành tiếng

Mục tiêu: Đọc thành tiếng câu, đoạn và toàn bộ văn bản.

Cách tiến hành:

– GV đọc mẫu bài Một tiết học vui.

– GV tổ chức cho HS luyện đọc:

+ Đọc nối tiếp: GV chỉ định 3 HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn của bài. GV phát hiện và sửa lỗi phát âm, uốn nắn tư thế đọc của HS.

+ Đọc nhóm 3: GV yêu cầu HS đọc theo nhóm 3.

+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

3. HĐ 2: Đọc hiểu

Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của từ ngữ, trả lời được các CH để hiểu câu chuyện: Câu chuyện nói về một tiết học vui, phải gắn học với hành cũng như phải quan sát thì mới tả đúng và hay được.

Cách tiến hành:

– GV mời 3 HS tiếp nối đọc 3 CH.

– GV yêu cầu cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH theo cặp.

– GV mời một số cặp HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn.

– GV và cả lớp nhận xét, chốt đáp án.

4. HĐ 3: Luyện tập

Mục tiêu: Tìm hiểu, vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong văn bản: Nhận biết được câu kể và câu yêu cầu, đề nghị.

Cách tiến hành:

– GV mời 1 HS đọc to YC của 3 BT.

– GV yêu cầu HS làm bài vào VBT.

– GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.

– GV nhận xét, chốt đáp án:

+ BT 1: Tìm trong bài đọc một câu dùng để kể. Cho biết cuối câu đó có dấu câu gì.

Trả lời:

         Một câu dùng để kể: Chúng tôi chuyền tay nhau, vuốt ve, ngắm nghía và ngửi những trái táo, lê, chuối, xoài, quýt,… mà thầy đưa cho.

         Cuối câu đó có dấu chấm.

+ BT 2: Tìm trong bài đọc một câu dùng để nêu yêu cầu, đề nghị. Cuối câu nêu yêu cầu, đề nghị có dấu câu gì?

Trả lời:

         Một câu dùng để nêu yêu cầu, đề ngh: Bây giờ, các em hãy nếm thử trá cây và cảm nhận vị thơm ngon của chúng!

         Cuối câu nêu yêu cầu, đề nghị có dấu chấm.

+ BT 3: Câu “Tiết học vui quá!” thể hiện cảm xúc gì? Cuối câu đó có dấu câu gì?

Trả lời:

         Câu “Tiết học vui quá!” thể hiện cảm xúc vui sướng, reo lên, muốn thể hiện cho mọi người biết niềm vui đó.

         Cuối câu đó có dấu chấm than.     

– HS lắng nghe.

– HS đọc thầm theo.

– HS luyện đọc:

+ 3 HS đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

+ HS đọc theo nhóm 3.

+ HS thi đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.

+ 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.

– 3 HS tiếp nối đọc 3 CH. Cả lớp đọc thầm theo.

– Cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các CH, suy nghĩ, trả lời các CH theo cặp.

– Một số cặp HS trả lời CH theo hình thức phỏng vấn:

+ Câu 1:

         HS 1: Thầy giáo mang giỏ trái cây đến lớp để làm gì?

         HS 2: Thầy giáo mang giỏ trái cây đến lớp để các bạn HS quan sát, viết một đoạn văn tả trái cây mà mình thích.

+ Câu 2:

         HS 2: Các bạn HS đã làm gì với giỏ trái cây đó?

         HS 1: Các bạn HS chuyền tay nhau, vuốt ve, ngắm nghía và ngửi những trái táo, lê, chuối, xoài, quyest,… mà thầy đưa cho. Các bạn cùng nhau ăn trái cây rồi nói cảm nhận của mình.

+ Câu 3:

         HS 1: Theo bạn, vì sao các bạn thấy tiết học rất vui?

         HS 2: Các bạn thấy tiết học rất vui vì các bạn được quan sát, vuốt ve và ăn trái cây để viết đoạn văn tả một loại trái cây mà mình yêu thích.

– Cả lớp và GV nhận xét, chốt đáp án.

– 1 HS đọc to YC của 3 BT.

– HS làm bài vào VBT.

– Một số HS trình bày kết quả.

– HS lắng nghe, chữa bài vào VBT.

Leave a Comment